Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 25)

hồi đất

2.1.5.1 Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất do các dự án đầu tư xây dựng

Đặc điểm của ngƣời lao động bị thu hồi đất là một yếu tố khiến cho việc giải quyết việc làm trở nên cần thiết. Với những ngƣời lao động bị thu hồi đất, đất đai chính là tƣ liệu sản xuất, đã nơi giúp họ tạo ra đƣợc thu nhập, là điều kiện cần để họ có thể sinh tồn . Ngƣời lao động khi bị thu hồi đất, không còn đất để tham gia vào hoạt động sản xuất cũng tựa nhƣ họ mất đi quyền lợi của chính mình.

Ngoài ra, những lao động sau khi bị thu hồi đất họ rất khó chuyển đổi nghề nghiệp. Để kiếm đƣợc việc làm, họ cần phải cạnh tranh với số lƣợng lao động đƣợc đào tạo bởi các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề khá nhiều. Biết

16

đƣợc sự bất lợi của mình thế nhƣng nhiều lao động lại không cố gắng khắc phục những yếu kém, mà trở nên buông xuôi, không muốn nỗ lực trong việc nâng cao trình độ kiến thức với mong muốn tìm đƣợc công việc mới tốt hơn. Ngoài ra, một phần lao động bị thu hồi đất đã quá tuổi để có thể dễ dàng làm quen với công việc mới (khoảng 35 tuổi). Cùng với tâm lý lo sợ rủi ro, thất bại, lối tƣ duy “ăn chắc, mặc bền”, sản xuất nhỏ lẻ manh mún càng làm cho cơ hội tìm việc của họ trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều ngƣời lao động sống ỷ lại vào những khoản tiền trợ cấp đền bù đất. Phần lớn số tiền đền bù đƣợc ngƣời dân sử dụng vào việc sửa sang, xây dựng nhà ở, mua sắm phƣơng tiện đi lại, việc học tập của con cháu. Tuy nhiên, rất ít gia đình dành tiền đền bù đầu tƣ cho việc học nghề của con cháu, cũng nhƣ số gia đình đầu tƣ vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh không nhiều. Nhiều ngƣời biết ăn tiêu chứ không biết cách tạo việc làm nhƣ thế nào. Một số ngƣời chỉ thích tìm những công việc nhàn hạ, ít bận rộn, không phải chịu nhiều áp lực. Vì vậy, cần có những chính sách tạo việc làm và hỗ trợ cho ngƣời lao động.

Ngoài ra, việc thu hồi đất có một số ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống của ngƣời dân nhƣ ô nhiễm môi trƣờng gây bất bình, lo lắng về sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, nó góp phần không nhỏ đến sự du nhập của các tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, mại dâm, cờ bạc... Bởi với những ngƣời lao động bị thu hồi đất sau khi bị mất việc làm trở nên vô công rỗi nghề. Hàng ngày, họ chỉ biết tìm cách để hƣởng thụ khoản tiền lớn đền bù đất mà Nhà nƣớc đã giao cho. Chính vì vậy, họ là những ngƣời dễ bị lôi kéo vào các vấn đề của xã hội, là một trong các tác nhân gây nên những bất ổn của xã hội.

Cuối cùng, phần lớn ngƣời dân bị thu hồi đất cảm thấy chƣa thật hài lòng với chính sách đền bù giải tỏa mặt bằng và hỗ trợ chuyển đổi việc làm, nguyên nhân là do việc thu hồi đất kéo dài nhiều đợt dẫn đến việc tiền đền bù nhận đƣợc lẻ tẻ gây khó khăn cho việc đầu tƣ, ổn định, phát triển sản xuất. Nhƣng lý do cơ bản nhất là tồn tại tình trạng thiếu công bằng trong công tác đền bù.

2.1.5.2 Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất

Tạo việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Sự phát triển này phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhƣ tài nguyên, vốn, lao động, công nghệ, trong đó việc sử dụng lao động là một nhân tố quan trọng, nhất là đối với một nƣớc nông nghiệp đang phát triển nhƣ Việt Nam. Hiện nay, chúng ta đang có nhiều dự án phát triển, dẫn đến việc tồn tại một lƣợng lớn ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất không có việc làm. Việc để không một lực lƣợng lớn lao động không sử dụng đến gây lãng

17

phí tổn thất lớn cho xã hội, nhất là đối với một đất nƣớc đang trên đà phát triển nhƣ Việt Nam. Chính vì vậy, tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất là hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với xã hội, doanh nghiệp và bản thân chính ngƣời lao động

Đối với xã hội

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, quốc gia nào cũng muốn thoát ra khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu để chuyển sang nền kinh tế công nghiệp, nhằm có đƣợc năng suất sản xuất tăng, đời sống của con ngƣời nâng cao, từ đó mới có thể đƣa đƣợc nền kinh tế của xã hội phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tác động không nhỏ đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Khi đất nƣớc càng ngày càng áp dụng nhiều công nghệ khoa học kỹ thuật mới nhằm tạo ra các hoạt động sản xuất mới, máy móc thay thế cho lao động, khi đó tình trạng thất nghiệp sẽ xảy ra. Việc tạo việc làm là một yếu tố cần thiết nhằm giảm tình trạng thất nghiệp, giúp giảm gánh nặng cho xã hội trong việc ổn định cuộc sống cho ngƣời lao động. Đồng thời, tạo việc làm còn giúp cho chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, hạn chế đƣợc những vấn đề tiêu cực do những ngƣời lao động dƣ thừa trong xã hội gây nên, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo và giúp giải quyết đƣợc các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội.

Tác động đối với các doanh nghiệp

Bên cạnh đó, tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất còn giúp duy trì sự tồn tại và phát triển cho các doanh nghiệp. Lao động là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất, càng nhiều lao động thì lƣợng sản phẩm đƣợc tạo ra càng tăng, từ đó giúp các doanh nghiệp có thể phát triển và lớn mạnh. Nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, quá trình sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều lao động hơn máy móc. Đồng thời, dù công nghệ có ngày càng tiến bộ, nhƣng máy móc cũng không thể tự hoạt động, mà phải dựa trên sự điều khiển của con ngƣời. Vì vậy, trên thực tế, đối với các nƣớc đang phát triển, các doanh nghiệp luôn luôn cần tuyển các lao động có tay nghề, trình độ cao. Tuy nhiên, hiện nay, số lƣợng lao động tuy đông, nhƣng không đáp ứng đƣợc đủ yêu cầu do các nhà tuyển dụng đề ra. Do đó, vẫn còn tồn tại việc các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu ngƣời, nhƣng lƣợng lao động dƣ thừa vẫn tiếp tục tăng

Đối với người lao động bị thu hồi đất

Tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu đất chính là biện pháp cải thiện giúp ngƣời lao động sớm ổn định đƣợc đời sống cũng nhƣ góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân cũng nhƣ gia đình của lao động. Khi đó, ý thức của

18

ngƣời lao động trong việc nâng cao trình độ, nhận thức tăng lên, biết đầu tƣ nhiều hơn vào đào tạo cho tầng lớp con em. Đồng thời, điều này cũng giúp giảm sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội.

Hiện nay, đất nƣớc đang ngày càng phát triển, rất cần đến sự đóng góp không nhỏ của lực lƣợng lao động. Vì vậy, việc tạo việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất là rất cần thiết. Nhà nƣớc cần tạo ra các chính sách giáo dục đào tạo, đặc biệt hƣớng vào đối tƣợng thành niên, bởi đây chính là lực lƣợng nòng cốt, là xƣơng sống để phát triển nền kinh tế hiện nay. Nếu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà không gắn liền với quyền lợi và việc làm của ngƣời lao động bị thu hồi đất thì sẽ tạo ra sự mất ổn định trong xã hội, làm chậm tiến trình công nghiệp hóa. Việc dựa lao động dƣ thừa sau khi bị thu hồi đất, sử dụng đúng chỗ, đúng cách giúp chúng ta có thể tăng năng suất sản xuất, tạo sự đi lên về kinh tế.

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo của Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê, sở kế hoạch và đầu tƣ TP Cần Thơ, UBND thành phố Cần Thơ…

Thu thập các nghiên cứu có liên quan, các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, các bài báo, bài phát biểu về thực trạng thu hồi đất và đời sống, việc làm, của ngƣời có đất bị thu hồi ở một số địa phƣơng trong thời gian gần đây.

Thu thập các văn bản, tài liệu liên quan đến chính sách đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cƣ, giải quyết việc làm của Trung ƣơng, thành phố Cần Thơ và quận Ninh Kiều.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu thông qua soạn bảng câu hỏi nghiên cứu điều tra, kiểm tra chỉnh lý dữ liệu đã thu thập, mã hóa số liệu, nhập số liệu, phân tích số liệu.

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua quá trình phỏng vấn từ bảng câu hỏi, phỏng vấn ngƣời dân bị thu hồi đất do thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng. Số mẫu nghiên cứu là 60 hộ gia đình. Phƣơng pháp phân tầng và điều tra mẫu thuận tiện đƣợc sử dụng để chọn mẫu điều tra và khảo sát, bao gồm các bƣớc sau:

Bƣớc 1: vùng nghiên cứu, các dự án đầu tƣ xây dựng, cải tạo nâng cấp đô thị do nhà nƣớc đầu tƣ bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc phục vụ cho nhu cầu công cộng, phúc lợi xã hội và lợi ích quốc gia trên địa bàn quận Ninh Kiều

19

Bƣớc 2: chọn điểm nghiên cứu, sau khi tổng hợp các số liệu thứ cấp về tất cả các dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều và tham khảo ý kiến của cán bộ địa phƣơng, kết quả chọn điểm nghiên cứu là khu tái định cƣ Thới Nhựt 2, khu vực 1, phƣờng An Khánh và khu tái định cƣ của dự án nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ thuộc khu vực 4, phƣờng An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Bƣớc 3: chọn hộ điều tra, tiến hành chọn mẫu thuận tiện các loại hộ nhƣ hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp và hộ phi nông ngiệp dƣới sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của chủ tịch UBND phƣờng An Khánh và tổ trƣởng các khu vực. Về việc phân loại các loại hộ, đối với hộ sản xuất nông nghiệp theo Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993 thì hộ sản xuất nông nghiệp trực tiếp đƣợc hiểu là: trƣớc hết hộ phải từ 02 ngƣời trở lên, có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân, nuôi dƣỡng,… . Phải là nhân khẩu nông nghiệp và thƣờng trú tại địa phƣơng. Có thể đƣợc hiểu là họ không phải là cán bộ công chức (vì họ không phải nông dân), viên chức các ngạch khác (sống không bằng sản xuất nông nghiệp). Các hộ này chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là thu nhập chính, bên cạnh đó cũng có hoạt động phi nông nghiệp nhƣng chỉ là kiếm thêm thu nhập lúc nhàn rỗi không chiếm nhiều trong tổng thu nhập của hộ. Đối với các hộ phi nông nghiệp là hộ không dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo rathu nhập chính mà chủ yếu là làm các ngành nghề khác về công nghiệp, thƣơng nghiệp, thủ công nghiệp,… . Họ vẫn có sản xuất nông nghiệp bên cạnh việc làm chính của hộ để kiếm thêm thu nhập chứ không hoàn toàn dựa vào nông nghiệp . Mục đích của việc điều tra các loại hộ khác nhau là nhằm thu thập thông tin về việc làm, điều kiện về nhà ở, sinh hoạt; học hành, khám chữa bệnh, mua sắm và sử dụng dịch vụ của những ngƣời có đất bị thu hồi đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau để xem xét mức độ thích nghi với cuộc sống ở khu tái định cƣ mới, từ đó đề xuất chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cƣ và giải quyết việc làm, khôi phục và ổn định cuộc sống cho phù hợp với từng loại hộ.

Bảng câu hỏi sẽ đƣợc phỏng vấn thử và chỉnh sửa để sẵn sàng cho việc phỏng vấn trực tiếp tại các hộ. Cấu trúc bảng hỏi khảo sát gồm 3 phần (nội dung xem phụ lục).

Phần 1: Thông tin chung về chủ hộ Phần 2: Thông tin chung về dự án

Phần 3: Thông tin về việc làm của lao động trong hộ gia đình trƣớc và sau khi bị thu hồi đất để xây dựng các dự án, thông tin về giá cả bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ, đời sống của ngƣời dân hậu thu hồi đất.

20

Để các mẫu đại diện và phù hợp với mục đích nghiên cứu. Đề tài đã phối hợp với các cán bộ địa phƣơng và những ngƣời chủ chốt trong cộng đồng trong quá trình phỏng vấn.

2.2.2 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.2.1 Tiến trình thực hiện

- Phỏng vấn thử: thực hiện điều tra thử trên một vài hộ, sau đó hoàn chỉnh bảng hỏi phù hợp với vùng nghiên cứu trƣớc khi điều tra trên diện rộng.

- Sửa bảng câu hỏi: nhằm thay đổi một số câu hỏi cho phù hợp với thực tế.

- Tiến hành phỏng vấn hộ

- Kiểm tra phiếu điều tra: nhằm mục đích phát hiện bổ sung kịp thời các thông tin không chính xác hoặc còn thiếu. Thông tin do ghi chép sai và chỉnh sửa số lƣợng để có đơn vị thống nhất

- Mã hóa thông tin: nhằm mục đích chuyển các thông tin thu thập ở phiếu điều tra nhƣ các biến định tính, nội dung trả lời các câu hỏi.

- Lập bảng mã hóa: bao gồm tên của các chỉ tiêu, số mã và các đại lƣợng giá trị khác.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và số liệu: xây dựng và nhập liệu bằng Excel Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

2.2.2.2 Phương pháp phân tích

Phƣơng pháp tiếp cận đƣợc sử dụng để phân tích là phƣơng pháp đánh giá trƣớc – sau (before – after). Theo phƣơng pháp này, đối tƣợng đánh giá đƣợc xem xét ở các thời điểm khác nhau trên một chuỗi thời gian hay đối tƣợng đánh giá ở đây là việc làm của các lao động trong các hộ gia đình trƣớc và sau khi bị thu hồi đất.

Để thực hiện nội dung nghiên cứu,đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích sau đây.

Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm mô tả thực trạng về đặc điểm của hộ, tình hình kinh tế - xã hội, việc làm của ngƣời dân vùng nghiên cứu dƣới dạng tần số, phần trăm, trung bình,… . Từ đó tổng hợp, xử lý số liệu làm cơ sở nghiên cứu nhằm rút ra những nhận xét và kết luận đúng đắn.

21 Tính điểm trung bình

Nhằm đánh giá mức độ hài lòng: năm thang điểm của thang đo Likert đƣợc sử dụng để đánh giá ý kiến của ngƣời tiêu dùng về các vấn đề liên quan và ý nghĩa của từng mức đánh giá giao động trên mức khoảng 0,80 với 5 mức từ: Rất không hài lòng / Rất không thích -> Rất hài lòng / Rất thích.

Cụ thể của từng mức độ nhƣ sau:

Từ 1,00 - 1,80: rất không hài lòng/ rất không thích Từ 1,81- 2,60: không hài lòng/ không thích

Từ 2,60 - 3,40: bình thƣờng/ trung bình Từ 3,41 - 4,20: hài lòng/ thích

Từ 4,21 – 5: rất hài lòng/ rất thích

Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation)

 Ý nghĩa: Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hay hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lƣợng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Biến cố trong đề tài này sẽ sử dụng phƣơng pháp phân tích Cross – Tabulation hai biến. Thí dụ phân tích chéo giữa hai biến tuổi và nghề nghiệp, nghề nghiệp và trình độ học vấn.

 Tiến hành phân tích bảng chéo hai biến

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của các dự án đầu tư xây dựng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)