Thực trạng chất lượng tín dụng tại SeABank – CN Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Đông Nam Á – CN Quảng Ninh (Trang 55)

2.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

a. Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Hiệu suất sử dụng vốn của SeABank – Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.12: Hiệu suất sử dụng vốn giai đoạn ( 2010 -2012 ) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 356 752 528 Tổng vốn huy động 325 511 520 Hiệu suất sử dụng vốn 1,1 1,47 1,02

( Báo cáo KQKD của SeAbank-QN từ 2010-2012)

Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng khá cao, từ năm 2010 đến năm 2011 tăng nhẹ từ 1,1 đến 1,47 nhưng đến năm 2012 thì giảm xuống chỉ còn 1,02. Ngân hàng đã biết tận dụng và tranh thủ tối đa nguồn vốn huy động của mình để cho vay. Tuy nhiên, có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn qua các năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động tham gia vào cho vay ít, không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của ngân hàng, dẫn đến ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều hòa từ ngân hàng cấp trên, hay phải đi vay từ ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Việc này đã làm giảm lợi nhuận của NH, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của NH do chi phí của nguồn vốn đi vay cao hơn rất nhiều so với nguồn vốn huy động từ tiền gửi của dân cư.

b. Tăng trưởng dư nợ tín dụng

Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng trong vài năm trở lại đây của hệ thống các NH có nhiều biến động mạnh. SeABank – Quảng Ninh cũng vậy, biểu đồ dưới đây sẽ cho ta thấy rõ tình hình tăng trưởng tín dụng của SeABank – CN Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 – 2012.

Biểu đồ 2.13: Tăng trưởng dư nợ qua các năm 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo KQKD của SeAbank - QN từ 2010-2012)

Qua biểu đồ 2.13 cho ta thấy dư nợ năm 2011 là 752 tăng mạnh so với năm 2010 là 396 tỷ đồng, Có thể nói đây là tín hiệu rất khả quan đối với chi nhánh, bởi qua đó ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mức độ ổn định qua các thông số. Nhưng đến năm 2012 tổng dư nợ lại đột nhiên giảm chỉ giữ ở con số 528 tỷ , nguyên nhân là do huy động vốn gặp khó khăn, lãi suất tăng cao khiến doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng. Tín dụng chững lại một phần bắt nguồn từ việc kinh tế khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, phải thu hẹp quy mô.

528 752

c. Tốc độ chu chuyển vốn tín dụng ( Vòng quay vốn tín dụng ) Bảng 2.14: Vòng quay vốn tín dụng giai đoạn( 2010 – 2012 )

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2010 2011 2012

Doanh số thu nợ 218 492 310

Dư nợ bình quân 356 752 528

Vòng quay vốn TD(vòng) 0,61 0,65 0,59

(Nguồn: báo cáo KQKD của SeAbank – QN từ 2010-2012)

Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn tín dụng phản ánh vốn của Ngân hàng được sử dụng cho vay mất bao nhiêu lần trong một năm. Qua bảng số liệu 2.14 ta thấy, vòng quay vốn tín dụng tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010 là 0,61 vòng/ năm, năm 2011 tăng lên 0,65 vòng/ năm, nhưng sang năm 2012 lại giảm chỉ còn 0,59 vòng/ năm. Điều này cho thấy tình hình quản lý vốn tín dụng chưa được tốt, chất lượng tín dụng không ổn định giữa các năm, năm 2010 và năm 2011, nền kinh tế đang trên đà phát triển, nguồn vốn của ngân hàng được luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên sang đến năm 2012, nền kinh tế chững lại và bắt đầu có sự suy giảm kéo theo đồng vốn của ngân hàng đưa vào nền kinh tế luân chuyển chậm hơn so với năm 2010 và năm 2011.

d. Chỉ tiêu nợ quá hạn

Phân loại nợ:

Theo thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/06/2010 quy định về việc phân loại nợ thì nợ được phân loại theo 5 nhóm: từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5. Bảng dưới đây phản ánh tình hình phân loại nợ giai đoạn 2010-2012 của SeABank - Quảng Ninh.

Bảng 2.15: Phân loại nợ giai đoạn ( 2010-2012 )

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng(%) Tổngsố Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ 356 100 752 100 528 100 Nợ nhóm 1 339 95,22 715 95,08 493,5 93,47 Nợ nhóm 2 7,8 2,19 20,8 2,77 20,3 3,84 Nợ nhóm 3 3,5 0,98 10,5 1,40 8,1 1,53 Nợ nhóm 4 4,9 1,38 3,2 0,43 4,4 0,83 Nợ nhóm 5 0,8 0,22 2,5 0,33 1,7 0,32

(Nguồn: Báo cáo KQKD của SeAbank – QN từ 2010- 2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỉ lệ nợ đủ tiêu chuẩn ( nợ nhóm 1) chiếm tỷ trọng cao ( luôn chiếm tỷ trọng trên 90% ), cụ thể năm 2010 là 339 tỷ đồng ( chiếm 95,22%), năm 2011 tăng lên 715 tỷ (chiếm 95,08%), đến năm 2012 giảm còn 493,5 tỷ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao 93,47%. Đây là tín hiệu rất tốt với ngân hàng, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có được như vậy là nhờ ngân hàng đã thực hiện tốt công tác phân loại đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt kiểm soát tín dụng chặt chẽ. Các công cụ sử dụng kiểm soát tín dụng cũng được tăng cường và hiện đại hóa. Hệ thống xếp hạng tín dụng đã được triển khai áp dụng cho tất cả các khách hàng có quan hệ với SeABank.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Bảng 2.16: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giai đoạn ( 2010 – 2012 )

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ 356 752 528

Nợ quá hạn 17 37 34.5

Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 4,78% 4,92% 6,53%

Qua bảng 2.16 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 4,78%, đến năm 2011 tăng lên 4,92% nhưng vẫn an toàn khi ở dưới mức 5%. Đến năm 2012 tăng mạnh lên 6,53% vượt mức an toàn là 1,53%, nguyên nhân là do năm 2012, nền kinh tế tăng trưởng thấp, lạm phát cao, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, sản xuất ì trệ trong khi lãi suất áp dụng tại thời điểm cho vay trước đó lại rất cao khiến các doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ và một nguyên nhân sâu xa hơn đó là trong những năm trước, ngân hàng đã quá mạnh tay cho vay, tín dụng tăng mạnh, ngân hàng nới lỏng các điều kiện cho vay, các hồ sơ cho vay không được soát xét cẩn thận, dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.

e. Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng

Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của NH. Bảng dưới đây sẽ cho ta biết Thu nhập từ hoạt động tín dụng và tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng của SeABank – Quảng Ninh trong giai đoạn 2010 – 2012:

Bảng 2.17: Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động Tín dụng giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Lãi từ hoạt động tín dụng 9,767 24,907 16,853

Tổng dư nợ tín dụng 356 752 528

Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động TD 2,7% 3,3% 3,2%

( Nguồn: Báo cáo KQKD của SeAbank – QN 2010-2012 )

Qua bảng 2.17 ta thấy, lãi từ hoạt động tín dụng năm 2010 là 9,767 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ sinh lời trên tổng dư nợ tín dụng là 2,7%. Sang năm 2011, tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng tăng lên thành 3,3% ứng với khoản lãi tín dụng là 24,907 tỷ đồng, đó là một dấu hiệu đáng mừng cho NH. Tuy nhiên, đến năm 2012, lãi từ hoạt động tín dụng giảm xuống chỉ còn 16,853 tỷ đồng và tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng cũng giảm, chỉ đạt 3,2%. Sự giảm này một phần cũng do trong năm 2012,

tăng trưởng tín dụng chững lại, dư nợ tín dụng giảm mạnh từ 752tỷ đồng (năm 2011) xuống còn 528 tỷ đồng (năm 2012).

g. Các chỉ tiêu khác

Chính sách tín dụng nội bộ của SeABank áp dụng về tỷ lệ cho vay đối với các loại tài sản đảm bảo là tương đối phù hợp với từng loại khách hàng. Với một chính sách tín dụng linh hoạt và cạnh tranh như vậy, thông qua việc quy định các mức phí giao dịch, thẩm quyền quyết định tín dụng, mức lãi suất tối thiểu và tối đa để cán bộ tín dụng có thể vận dụng trong từng trường hợp cụ thể nhằm thu hút khách hàng. Các sản phẩm tín dụng của NH khá đa dạng, phù hợp xu thế phát triển của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân.

SeABank luôn tuân thủ quy trình tín dụng cũng như tuân thủ các thông tư, công văn hướng dẫn đảm bảo an toàn tiền vay do NHNN ban hành. Hàng năm, hoạt động tín dụng đều được các Phòng, Khối giám sát hoạt động tiến hành kiểm tra theo từng chi nhánh, do đó tỷ lệ nợ xấu của NH luôn có chiều hướng giảm theo từng năm.

Ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng được tuyển chọn, đào tạo với chất lượng tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Hiện tại, tất cả các cán bộ tín dụng của NH đều có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng. Về chủ trương, ngoài việc được tham dự các khóa đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thì cán bộ tín dụng, lãnh đạo tín dụng…còn được cử đi đào tạo tại các viện, trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước nhằm giúp cán bộ thực thi công việc đúng quy trình, quy chế, đạt yêu cầu chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả công tác và hiệu quả kinh doanh, dịch vụ.

2.2.2.2 Hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng tại SeABank – CN Quảng Ninh

Với hoạt động huy động vốn, SeABank nói chung và SeABank – Quảng Ninh nói riêng luôn coi đây là một trong những mục tiêu trọng tâm bởi lẽ nguồn vốn lớn thể hiện mức độ vững mạnh về mặt tài chính của NH. Việc huy động được các nguồn tiền gửi không kỳ hạn bằng VND lẫn ngoại tệ với mức lãi suất thấp sẽ tạo điều kiện giúp SeABank – Quảng Ninh có điều kiện cạnh tranh hơn về lãi suất cho vay với các NH

khác. SeABank cũng luôn có những chính sách linh hoạt riêng đối với từng khoản huy động có khối lượng lớn nhằm đưa ra mức “ lãi suất chào” phù hợp với hoạt động kinh doanh NH trong từng chu kỳ kinh doanh nhất định.

Với hoạt động tín dụng, SeABank – Quảng Ninh cũng có những chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khác nhau thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, SeABank cũng là một trong những NH có mức phán quyết cho vay các chi nhánh trong hệ thống cao hơn so với các NHTMCP khác, điều này đã làm tăng tính tự chủ về hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, phòng giao dịch,…giúp NH nắm bắt nhanh nhu cầu và triển khai vốn kịp thời cho khách hàng.

Với phương châm hoạt động luôn cân bằng giữa tăng trưởng, gia tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro nên Bộ phận thường trực Hội đồng quản trị cùng với Ban kiểm soát luôn cố gắng tập trung chỉ đạo và là điểm tựa vững chắc cho Ban điều hành trong tổ chức hoạt động. Tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm của cổ đông chiến lược là các NH trong và ngoài nước cũng giúp SeABank trong quản lý tín dụng nhằm giảm thiểu thấp nhất rủi ro. Các phòng, ban, bộ phận tham gia vào quá trình cấp tín dụng của SeABank – Quảng Ninh bao gồm:

- Tại chi nhánh, phòng giao dịch: thông qua chính sách tín dụng nội bộ, thẩm quyền quyết định tín dụng trong từng thời kỳ giúp chi nhánh tự chủ trong hoạt động mở rộng mối quan hệ với khách hàng, nghiên cứu thẩm định hồ sơ vay vốn, kịp thời phát hiện được những khách hàng yếu kém. Với chức năng thẩm định, khách hàng vay vốn cần gửi bộ hồ sơ vay vốn tới bộ phận thẩm định là các phòng tín dụng, tổ tín dụng, đây chính là bộ phận thẩm định khách hàng trực tiếp giúp ban lãnh đạo chi nhánh có thể đánh giá chi tiết hơn về khách hàng vay vốn. Bộ phận thẩm định tín dụng sau khi thẩm định sẽ lập báo cáo thẩm định gửi cấp có thẩm quyền cho ý kiến phê duyệt hoặc không phê duyệt cho vay; nếu chấp nhận giải ngân thì phối hợp với bộ phận quản trị và hỗ trợ hoạt động tín dụng để theo dõi, chăm sóc khách hàng và đôn đốc thu hồi nợ. Với chức năng quản trị và hỗ trợ tín dụng, cán bộ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ soạn thảo hồ sơ tín dụng theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê

duyệt, kiểm tra các điều kiện khách hàng phải đáp ứng trước khi giải ngân, quản lý, chăm sóc khách hàng, quản lý hồ sơ tín dụng, kiểm tra, kiểm soát sau cho vay, thu hồi nợ và các công tác khác có liên quan nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung phê duyệt tín dụng và tình hình thực tế khi cấp tín dụng cho khách hàng.

- Tại hội sở: những món vay vượt quá mức phán quyết của chi nhánh theo chính sách tín dụng nội bộ từng thời kỳ, việc cấp tín dụng sẽ được phê duyệt bởi Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, các hội đồng tại hội sở: Hội đồng tín dụng hội sở, Hội đồng quản trị, Hội đồng tín dụng trung ương. Hội đồng quản trị có thẩm quyền quyết định tín dụng cao nhất trong các giới hạn theo quy định của NHNN.

SeABank đã đưa ra được một quy trình tín dụng tương đối khoa học, chặt chẽ và phù hợp với việc cấp tín dụng cho mỗi khách hàng, mỗi địa bàn và từng nhu cầu vay vốn. SeABank cũng rất chú trọng tới việc tuyển chọn nhân sự, đặc biệt là nhân sự cho hoạt động tín dụng. Toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên của NH đều được tuyển chọn , đào tạo với chất lượng tốt, có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ cao, trong đó cán bộ tín dụng tại NH đều có trình độ đại học và trên đại học với tuổi đời trung bình là 30 đã tạo nên một sức trẻ, tính năng động trong hoạt động nghiệp vụ của NH.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Đông Nam Á – CN Quảng Ninh (Trang 55)