a. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động quan trọng hàng đầu của NHTM, nó tạo nguồn vốn cho Ngân hàng và làm tiền đề cho các hoạt động khác. Xác định được tầm quan trọng của việc huy động vốn, chi nhánh đã chủ động tăng cường tiếp thị, khai thác các kênh huy động vốn để hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng2.5: Tình hình huy động vốn tại SeAbank - Quảng Ninh
Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng VHĐ 325 100% 511 100% 520 100%
1. Phân theo tính chất nguồn huy động
Tiền gửi của dân cư 308 95% 428 84% 498 96% Tiền gửi của DN và tổ chức KT 17 5% 83 16% 22 4%
2. Phân theo thời hạn
Tiền gửi không kỳ hạn 13 4% 24 5% 18 3% Tiền gửi có kỳ hạn 312 96% 487 95% 502 97%
3. Phân theo loại tiền
Tiền gửi nội tệ (VND) 278 86% 443 87% 481 93% Tiền gửi ngoại tệ (USD, EUR) đã
quy đổi
47 14% 68 13% 39 8%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của SeABank – Quảng Ninh)
Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 của chi nhánh là 325 tỷ đồng, mức huy động hợp lý với tình hình kinh tế diễn ra. Tuy nhiên năm 2011 nguồn vốn tăng lên đáng kể tới 511 tỷ đồng (tăng 57% so với năm 2010) do sự nỗ lực của chi nhánh, triển khai nhiều hình thức huy động vốn phong phú, hấp dẫn như huy động tiết kiệm dự
thưởng, tiết kiệm quay số trúng thưởng, bốc thăm nhiều quà tặng phong phú, hấp dẫn. Đến năm 2012 nguồn vốn huy động đạt 520 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng so với năm 2011 là 2%. Tỷ lệ tăng về nguồn vốn này bị giảm sút hơn so với tỷ lệ huy động vốn của năm 2011 so với năm 2010 là do nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới đang trong thời kì khủng hoảng, do sự cạnh tranh của các Ngân hàng. Mặc dù có khó khăn nhưng nhờ đường lối và chính sách huy động vốn phù hợp với thị trường và tình hình của các Ngân hàng hiện nay nên chi nhánh vẫn thu hút và có mức vốn huy động tăng trưởng tốt, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phân loại vốn theo nguồn vốn: Tiền gửi từ dân cư đều tăng qua các năm . Năm 2011 so với năm 2010 tăng 120 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 139%; năm 2012 tăng so với 2011 là 70 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 16%. Tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động do đó đây là đối tượng huy động vốn quan trọng của chi nhánh.
- Phân loại theo thời hạn: Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 175 tỷ đồng tướng ứng tỷ lệ 56%. Năm 2012 tăng so với 2011 là 15 tỷ tương ứng với tỷ lệ 3%. Điều này tạo điều kiện cho chi nhánh đầu tư vốn được chủ động và ít rủi ro hơn
- Phân loại theo loại tiền tệ: chi nhánh chủ yếu huy động vốn bằng đồng nội tệ với tỷ trọng trung bình trên 80%. Năm 2011 tăng 59% so với năm 2010, năm 2012 tỷ lệ tăng có giảm hơn so với năm 2011 chỉ ở mức 9%.
b. Hoạt động tín dụng
Song song với việc hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Trong hoạt động này cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất.Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh cuả chi nhánh. Dưới đây là bảng phản ánh tình hình sử dụng vốn tại SeABank- Quảng Ninh:
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng vốn tại SeAbank – Quảng Ninh
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng dư nợ TD 356 100% 752 100% 528 100%
1. Phân theo thời gian
TD ngắn hạn 215 60% 414 55% 278 53%
TD trung – dài hạn 141 40% 338 45% 250 47%
2. Phân theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp 313 88% 638 85% 445 84%
Hộ sản xuất, cá nhân 43 12% 114 15% 83 16%
3. Phân theo loại tiền
VNĐ 232 65% 589 78% 401 76%
Ngoại tệ (USD, EUR) đã quy đổi
124 35% 163 22% 127 24%
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của SeABank – Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng không ngừng biến đổi phù hợp với tính hình kinh tế nói chung. Năm 2011 tăng trưởng tín dụng nóng, tại chi nhánh dư nợ tín dụng đạt 752 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 396 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ tăng trưởng là 111%. Tuy nhiên đến năm 2012 tổng dư nợ giảm xuống chỉ còn 528 tỷ đồng giảm 30% so với năm 2011.
Xét cơ cấu dư nợ phân loại theo thời hạn thì tỷ lệ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ tín dụng trung và dài hạn (chiếm trên 50% tổng dư nợ). Điều này chứng tỏ chi nhánh luôn tăng cường kiểm soát tăng trưởng hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro nâng cao chất lượng tín dụng. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn là 215 tỷ đồng đến năm 2011 tăng lên 414 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 93%. Cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng, trong năm 2011 là 338 tỷ đồng tăng 140% so với năm 2010.
chủ yếu là cho vay tổ chức kinh tế. Lượng dư nợ tập trung ở các doanh nghiệp, trung bình chiếm trên 80% còn lại là cho vay cá nhân, hộ sản xuất. Trong năm 2010, tổng dư nợ của các doanh nghiệp là 313 tỷ đồng, trong khi dư nợ của cá nhân, hộ sản xuất chỉ đạt mức 43 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12% trên tổng dư nợ, sang đến năm 2011 và năm 2012 tỷ lệ này có tăng lên một chút là 15% với 16%. Có thể thấy NH đã tập trung đáp ứng nhu cầu vay vốn để sản xuất cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Xét cơ cấu dư nợ theo loại tiền thì dư nợ tín dụng bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng hơn cả. Năm 2010, dư nợ bằng VNĐ là 232 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65% trên tổng dư nợ trong khi dư nợ bằng ngoại tệ là 124 tỷ đồng, chiếm 35% trên tổng dư nợ. Sang đến năm 2011, dư nợ bằng ngoại tệ tăng lên thành 163 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại giảm còn 22% trên tổng dư nợ, năm 2012 thì có cải thiện nhưng không đáng kể, chỉ khiêm tốn ở mức 24%.
c. Hoạt động thanh toán
Cũng như các hình thức kinh doanh khác, công tác thanh toán của SeABank Quảng Ninh đang từng bước chuyển đổi và phát triển để phù hợp với yêu cầu thanh toán của nền kinh tế. Dưới đây là bảng phản ánh tình hình thanh toán tại SeABank – Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2012.
Bảng 2.7: Tình hình thanh toán tại SeABank Quảng Ninh Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 Tiêu chí Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Thanh toán chung 211 100 370 100 348 100 75,4 -6,0 TT bằng tiền mặt 124 58,8 158 42,7 123 35,3 27,4 -22,2 TT không dùng tiền mặt 87 41,2 212 57,3 225 64,7 143,7 6,0
(Nguồn: Báo cáo KQKD của SeABank Quảng Ninh)
Qua số liệu ở bảng trên ta nhận thấy rằng việc thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh ngày càng củng cố và hoàn thiện, nó có ưu điểm hơn hẳn so với thanh toán bằng tiền mặt là thanh toán được một khối lượng tiền lớn mà không cần phải tổ chức vận chuyển tiền, kiểm đếm, bảo quản nhanh chóng, chính xác và an toàn. Cho nên các khoản thanh toán hàng hóa dịch vụ hầu hết thanh toán bằng tiền mặt chủ yếu là chi tiết kiệm, kì phiếu đến hạn, chi lương.
Năm 2010 thanh toán không dùng tiền mặt chỉ đạt 87 tỷ đồng, chiếm 41,2% thanh toán chung của chi nhánh, nhưng bước sang năm 2011 có sự gia tăng đáng kể so với năm 2010 lên tới 212 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 143,7%. Đến năm 2012, thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng cao và tăng nhẹ so với năm 2011 là 6%.
Hiện nay chi nhánh có một số hình thức thanh toán rất thuận tiện cho khách hàng trong việc giao dịch. Ví dụ như thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán thẻ ATM… Đặc biệt là chi nhánh và các Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đang áp dụng hệ thống thanh toán SMS banking, dịch vụ này giúp cho khách
hàng có thể vấn tin số dư trên tài khoản, kiểm tra mức thanh toán của mình trong 5 lần giao dịch gần nhất. Hơn nữa dịch vụ này còn giúp khách hàng có thể nạp tiền điện thoại, chi trả tiền điện, tiền nước… chỉ qua một tin nhắn. Dịch vụ này đang thu hút rất nhiều khách hàng quan tâm và tham gia vì thủ tục đơn giản, thuận tiện mà không mất thời gian đi lại, chi phí giao dịch được giảm thiểu. Doanh thu từ dịch vụ này cũng vì thế mà ngày càng tăng.
2.1.6 Các nguồn lực của SeABank – CN Quảng Ninh