Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Đông Nam Á – CN Quảng Ninh (Trang 82)

Thứ nhất: Cần nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng

NHTM khi cho bất cứ một khách hàng nào vay thì đều cần phải có thông tin về khách hàng đó để có quyết định cho vay đúng đắn. Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ công tác này. Nhận thức rõ vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh Ngân hàng, ban lãnh đạo NHNN đã sớm có chủ trương xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng mà sau này đã trở thành hệ thống thông tin tín dụng ( gọi tắt là CIC ) của Ngân hàng.

Hệ thống CIC đã phần nào cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ cho công tác cho vay của các NHTM và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, CIC vẫn còn đang đương đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin do thông tin của CIC phần lớn là của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cung cấp. Thông tin này thường phản ánh sai lệch do các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng, đầy đủ pháp lệnh về kế toán thống kê, việc cung cấp thông tin không kịp thời làm cho các thông tin thường bị lạc hậu so với thời điểm cung cấp. Về phía các tổ chức tín dụng, chưa tuân thủ đúng các quy định về cung cấp thông tin, xác nhận dư nợ của khách hàng, thiếu tinh thần hợp tác với nhau để cho vay một khách hàng mà có khi còn bí mật thông tin về khách hàng mà mình biết để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Chính vì vậy, đề nghị NHNN cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy hiệu quả hơn. Cần bắt buộc các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động của hệ thống CIC, coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Thứ 2: NHNN cần hoàn thiện các quy chế, quy định và môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng

NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng. Vì vậy trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ NHNN phải sử dụng linh hoạt các khâu phụ điều

hành nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của NHTM diễn ra an toàn, trôi chảy.

NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động tín dụng phát triển. Cần có những văn bản cụ thể về từng đối tượng, loại hình cho vay, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho hoạt động này.

NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lí các công cụ của chính sách tiền tệ như : công cụ lãi suất , công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của Ngân hàng thay đổi kịp với thị trường.

NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp như : tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các NHTM. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các NHTM về những chính sách NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới của NHNN tới các NHTM và hoàn thiện những chủ trương này.

3.3.3 Kiến nghị đối với NH TMCP Đông Nam Á

NH TMCP Đông Nam Á nên mở rộng hạn mức tín dụng, dành cho chi nhánh Quảng Ninh cũng như các chi nhánh của mình nhiều quyền quyết định hơn trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao tính tự chủ của các chi nhánh và giúp các chi nhánh nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.

Hiện nay, cơ chế hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á là hạch toán phụ thuộc, điều này đã làm giảm tính tự chủ trong hoạt động của các đơn vị thành viên. Cụ thể, về địa bàn hoạt động của các chi nhánh, chi nhánh chỉ được quyền cho vay đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nếu muốn cho vay đối với các doanh nghiệp khác địa bàn thì phải được sự đồng ý của Ngân hàng Đông Nam Á và phải kết hợp với chi nhánh Ngân hàng Đông Nam Á trên địa bàn đó. Như vậy, tính cạnh tranh ngay trong hệ thống Ngân hàng Đông Nam Á đã không có, các chi nhánh không nỗ lực tìm kiếm khách hàng. Mặt khác, do nhu cầu của các doanh nghiệp, trụ sở chính là ở một nơi nhưng văn phòng đại diện, chi nhánh thì có ở rất nhiều nơi, theo đó khách hàng của doanh nghiệp cũng ở rất nhiều nơi. Nhu cầu đặt quan hệ với nhiều

Ngân hàng của một doanh nghiệp là rất lớn. Theo cơ chế hiện nay thì nhu cầu của doanh nghiệp không được đáp ứng.Chính vì vậy, Ngân hàng Đông Nam Á nên cho phép chi nhánh mở rộng địa bàn hoạt động của mình.

NH TMCP Đông Nam Á nên chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho phù hợp với xu thế hội nhập, đào tạo tin học, quản trị và tiếp thị, đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng thường xuyên , liên tục cho cán bộ như có thể tổ chức nhiều hội thảo về chuyên đề tín dụng để cho các cán bộ tín dụng của các chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ của mình.

NH TMCP Đông Nam Á nên nghiên cứu tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ cán bộ tín dụng và có những chính sách khuyến khích cụ thể đối với những đơn vị có khả năng phát triển những dịch vụ Ngân hàng hiện đại.

Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản, quyết định của Ngân hàng Nhà nước và nên thành lập một bộ phận chuyên theo dõi, nghiên cứu và đề xuất những sáng kiến kịp thời lên giám đốc để họ ra những quyết định kịp thời.

Để phục vụ khách hàng vay vốn một cách thuận lợi, nhanh chóng, đề nghị Ngân hàng Đông Nam Á cho phép bỏ qua những thủ tục giấy tờ không cần thiêt và có hướng dẫn cụ thể với thủ tục gọn nhẹ, giải quyết cho vay nhanh chóng để thu hút được khách hàng.

Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng như hiện nay, tất các lĩnh vực, các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng với một mức nhất định. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng hiện nay là cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, trong hoạt động của ngân hàng hay tín dụng cũng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn hết, phải đối phó với nhiều khó khăn trước mắt. Hệ thống các Ngân hàng thương mại cần phải nắm bắt sự biến động trên thị trường và tìm các cách xử lý tốt để tránh được khó khăn nhằm sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn với tốc độ tăng trưởng.

Từ việc nghiên cứu và phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại SeABank – Quảng Ninh giai đoạn 2010-2012, em đã rút ra được những đánh giá chung nhất về thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Em hy vọng những gợi ý của mình sẽ mang tính thực tiễn, khả thi và hiệu quả, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển và lớn mạnh hơn nữa của SeABank – Quảng Ninh.

Tuy nhiên, do vấn đề nghiên cứu là một vấn đề lớn và phức tạp trong khi trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, các cô.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám đốc cùng toàn thể CBNV SeABank Quảng Ninh trong quá trình thực tập tại Ngân hàng. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc tới ThS. Vũ Thị Minh Ngọc và các thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Viện Đại học Mở Hà Nội vì đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Quảng Ninh, tháng 06 năm 2013 Sinh viên

Lê Thị Phương Dung

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Phan Thị Thu Hà. Giáo trình: Ngân hàng Thương mại – Trường ĐH Kinh tế quốc dân – NXB Thống kê năm 2010.

2. PGS.TS. Lưu Thị Hương. Giáo trình: Thẩm định tài chính dự án – Trường ĐH Kinh tế quốc dân – NXB tài chính năm 2011.

3. TS. Nguyễn Văn Tiến. Giáo trình: Tài chính hiện đại trong nền kinh tế mở - NXB thống kê năm 2010.

4. TS. Nguyễn Minh Kiều. Giáo trình: Nghiệp vụ ngân hàng – Trường ĐH Kinh tế TP HCM – NXB Thống kê năm 2008.

5. PGS Mai Siêu. Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp – Trường ĐH kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản thống kê năm 2011

6. Frederici S.Mishkin. Tiền tệ, Ngân hàng & thị trường tài chính – NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội năm 2001.

7. Tạp chí Ngân hàng: số 75/2011; số 81/2012

8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đông Nam Á các năm 2010,2011,2012.

9. Trang web: www.seabank.com.vn Ngân hàng SeABank.

10. Trang web: www.VnEconomy.vn Nhịp sống kinh tế Việt Nam và thế giới. 11. Trang web: www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Đông Nam Á – CN Quảng Ninh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w