Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Đông Nam Á – CN Quảng Ninh (Trang 29)

a. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng

- Uy tín, đạo đức của người vay:

Trong quy trình tín dụng các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người vay có thể gây nên.

Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tính cách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh,…Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.

Uy tín của khách hàng cũng là một yếu tố đáng quan tâm, uy tín của khách hàng là tiêu chí để đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng. Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và ngân hàng. Uy tín được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị trường qua thời gian càng dài càng chính xác. Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt quá trình phát triển của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng: Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của

người vay. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nếu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học vấn, kinh nghiệm thực tế,…thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

b. Nhóm nhân tố thuộc môi trường

- Môi trường kinh tế: Nói đến môi trường kinh tế xã hội là nói đến tổng thể nền kinh tế quốc gia và thế giới. Như ta đã biết mọi thành phần kinh tế đều hoạt động trong xã hội. Vì thế môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Ngân hàng.

Một nền kinh tế ổn định sẽ dẫn đến một chính sách tín dụng tự do so với một nền kinh tế lệ thuộc vào các biến động thời vụ và chu kỳ. Các khoản ký thác trong nền kinh tế không ổn định thường chao đảo biến động mạnh so với các khoản ký thác trong một nền kinh tế ổn định. Nhiều người vay đã làm ăn phát đạt trong những giai đoạn thịnh vượng nhưng trong giai đoạn suy thoái vốn có thể bị tiêu tan, lợi nhuận có thể bị giảm sút, từ đó có thể gây nên tình trạng Ngân hàng không thu hồi được vốn. Một yếu tố hiển nhiên ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của Ngân hàng là đường lối chủ trương cuả Quốc gia, địa phương. Lý do chủ yếu để Ngân hàng được tồn tại là nhằm phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng xã hội. Về mặt lý luận các Ngân hàng chỉ cho người nào vay nếu đưa ra được yêu cầu xin vay hợp lệ, hợp pháp và lành mạnh về kinh tế, phù hợp với chủ trương của Nhà nước.

Mức độ phát triển kinh tế của địa phương quy định quy mô và khối lượng đầu tư tín dụng. Nếu đầu tư tín dụng vượt quá khối lượng cần thiết, không phù hợp với sự phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng. Nhiều Ngân hàng thương mại do nóng vội mở rộng đầu tư, nâng cao dư nợ, đẩy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vượt quá mức tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đều phải trả giá cho sự nóng vội.

quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu xảy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như: chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi công, …có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thông hàng hoá đình trệ,…). Và như vậy, những món tiền doanh nghiệp vay ngân hàng sẽ khó được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.

- Môi trường pháp lý: Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn ổn định và phát triển thì cũng cần có một hành lang pháp lý thích hợp, hành lang pháp lý chính là bàn tay hữu hình của Nhà nước tác động vào nền kinh tế nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu, chế độ của mình. Hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống Pháp luật nhất là Luật các tổ chức tín dụng. Nói đến môi trường pháp lý là nói đến tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.

Việc hoàn chỉnh cơ chế, thể hiện tín dụng của ngành đúng với Luật Ngân hàng, phù hợp với thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng.

Hiện nay nước ta có nhiều bộ luật, tuy nhiên vẫn còn có nhiều bất cập chưa sát với thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng. Trong điều kiện như vậy việc vận dụng thực thi các bộ luật đã có như thế nào để có thể tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động Ngân hàng là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng.

- Môi trường cạnh tranh : Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của NHTM. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hướng: thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh ngân hàng

luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trương uy tín và thế mạnh của ngân hàng. Hướng tác động này đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, ở hướng thứ hai, dưới áp lực của cạnh tranh gay gắt các ngân hàng có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng.

- Môi trường tự nhiên: Nói chung môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động của chúng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng. Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh,… có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả người vay và ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhưng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn, mặt khác ngân hàng thường được chia sẻ thiệt hại với các Công ty Bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP ĐÔNG NAM Á (SEABANK) – CN QUẢNG NINH

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP ĐÔNG NAM Á – CN QUẢNG NINH

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Đông Nam Á

Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Tên tiếng Anh: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank

Tên viết tắt: SeABank

Hội sở: 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: + 844 3944 8688

Fax: + 844 3944 8689

Website: www.seabank.com.vn

Email: seabank@seabank.com.vn

Logo:

Slogan: Kết nối giá trị cuộc sống

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- tên giao dịch quốc tế là Southeast Asia Bank (SeABank), được thành lập từ năm 1994 tại TP cảng Hải Phòng, là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất Việt Nam, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam.Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng cùng tổng giá trị tài sản lên tới gần 102 nghìn tỷ đồng và mạng lưới hoạt động gồm 155 điểm giao dịch tại khắp 3 miền trên cả nước cùng đội ngũ nhân sự hơn 2100 người được đào tạo bài bản, có tính hệ thống và chiều sâu. Đến nay, SeABank được nằm trong TOP 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam.

2.1.2 Giới thiệu về NHTMCP Đông Nam Á – CN Quảng Ninh

Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – CN Quảng Ninh

Tên tiếng Anh: Joint-stock commercial banks in Southeast Asia branch of Quang Ninh

Tên viết tắt: SeABank Quảng Ninh

Địa chỉ: Số 476+478 Nguyễn Văn Cừ, TP Hạ Long, Quảng Ninh

Điện thoại: 033.3525388

Fax: 033.3525399

Website: www.seabank.com.vn

Email: seabank@seabank.com.vn

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của SeABank – CN Quảng Ninh

SeABank Quảng Ninh được thành lập vào ngày 05/06/2007, là chi nhánh cấp 2 hạch toán trực thuộc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á và là một trong những NHTMCP đặt trụ sở đầu tiên trên địa bàn tính Quảng Ninh tại địa chỉ 476+478 Nguyễn Văn Cừ, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

Tháng 07/2007, để mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh, SeABank Quảng Ninh khai trương Phòng giao dịch Hạ Long tại 124 Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, Quảng Ninh. Sau đó đến tháng 05/2008, SeABank Quảng Ninh khai trương Phòng giao dịch Cẩm Phả tại 710, Trần Phú, Cẩm Phả và đến tháng 09/2010 tiếp tục khai trương Phòng giao dịch Uông Bí tại 338 Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh.

Năm 2009, cùng với toàn hàng, SeABank Quảng Ninh thực hiện bước chuyển mình tất yếu và toàn diện, từ định hướng kinh doanh mới đến diện mạo mới và phong cách làm việc triển khai chiến lược NH bán lẻ, hường tới đối tượng khách hàng mục tiêu cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, cuối năm 2009 SeABank cũng chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới gồm logo và slogan. Bộ nhận diện thương hiệu mới của SeABank được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng về màu sắc, ý nghĩa, biểu tượng phù hợp với chiến lược kinh doanh bán lẻ của ngân hàng với sự kết hợp hài hoà giữa ba gam màu chủ đạo là đỏ, đen và trắng, với

những ý nghĩa sâu sắc gắn liền với tính cách và định hướng phát triển của thương hiệu. Slogan: “ Kết nối giá trị cuộc sống”, là một lời khẳng định, một cam kết của SeABank với khách hàng về chất lượng dịch vụ tốt nhất, đồng thời kết nối khách hàng tới một cuộc sống vật chất đầy đủ, sung túc hơn.

Đến tháng 06/2010, SeABank Quảng Ninh chuyển sang mô hình tổ chức kinh doanh mới theo lộ trình dự án SeAMove với việc bổ sung các vị trí công tác mới như Nhân viên chào đón khách hàng, Chuyên viên phát triển kinh doanh….

Trải qua gần 6 năm hoạt động với nhiều thử thách và khó khăn, SeABank Quảng Ninh đã khẳng định được sự phát triển ổn định và bền vững, từng bước nâng cao uy tín, vị thế của mình bằng việc không ngừng mở rộng, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ cũng như luôn đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách làm việc và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ CNV, đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động kinh doanh của toàn hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Đông Nam Á – CN Quảng Ninh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w