kỉ luật đối với CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Thực hiện tốt chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ CBQL trường THPT nhằm tạo điều kiện để họ yên tâm, phấn khởi trong công tác, phát huy năng lực bản thân mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chính sách đãi ngộ là động lực đẩy mạnh hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện Đối với các chính sách, chế độ đãi ngộ
- Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh xây dựng, ban hành quy định hệ thống các chính sách nhằm khuyến khích đối với sự phát triển CBQLGD THPT, như: Quy định chính sách đào tạo, bồi dưỡng; thu hút và sử dụng nhân tài của tỉnh; có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quan tâm đến các gia đình CBQL còn khó khăn, gia đình thuộc diện chính sách; tăng cường các nguồn lực cho giáo dục ngoài ngân sách của nhà nước; lập quỹ khuyến học; vận động toàn dân, toàn xã hội chăm lo cho sự phát triển giáo dục.
- Đặc biệt, ưu tiên xem xét đề bạt, bổ nhiệm đối với GV, CBQL có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, giáo viên có thành tích xuất sắc và có cống hiến trong hoạt động giảng dạy; thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với GV, CBQL cốt cán, GV giỏi, nhằm khuyến khích, động viên, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên phát huy hết khả năng trong công tác.
- Tỉnh cần xây dựng, ban hành quy định, các chính sách về hỗ trợ người đi đào tạo, bồi dưỡng. Đầu tư kinh phí cho GV, CBQL đi học để nâng cao trình độ. Các nguồn lực tài chính cần tiếp tục được huy động thực hiện, bao gồm:
- Vốn từ ngân sách nhà nước bố trí trong chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo hàng năm và dự toán chi thường xuyên hàng năm của tỉnh.
- Kinh phí đào tạo hàng năm của các địa phương, các cơ sở giáo dục đào tạo. - Kinh phí đóng góp của người học.
- Các nguồn tài trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài. - Các chương trình, dự án, học bổng của quốc gia, quốc tế.
(Trong đó nguồn ngân sách tỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo hàng năm là chủ đạo).
Đối với khen thưởng:
Ngoài việc khen thưởng, tôn vinh các danh hiệu thi đua theo quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng, cần thiết phải xây dựng các hình thức khen thưởng đối với từng lĩnh vực công tác, như: gương điển hình trong việc thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...; gương điển hình các cá nhân có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng; CB, GV có sáng kiến kinh nghiệm hay, có sản phẩm/dự án giáo dục đạt giải quốc gia, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu được áp dụng rộng rãi trong toàn ngành.
Đối với kỷ luật:
Thực hiện kỷ luật nghiêm minh đối với CBQL vi phạm kỷ luật, không nể nang, né tránh, không buông lỏng nhưng cũng không quá khắt khe đối với những CBQL biết lỗi, có tinh thần sửa chữa khuyết điểm.
3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Các chính sách đãi ngộ của đảng, nhà nước, của tỉnh phải được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, tạo động lực để CBQL cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh bằng sự tận tâm của mình; Huy động được các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện chính sách ưu đãi cho CBQL trường THPT;
- Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, đảm bảo công bằng, dân chủ trong suốt quá trình thực hiện. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trong 5 biện pháp đã trình bày ở trên, biện pháp 1: “Thực hiện tốt công tác
quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT” là tiền đề để xây dựng và phát triển đội
ngũ CBQL trường THPT của tỉnh Điện Biên. Biện pháp 2: “Đổi mới công tác bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL” có ý nghĩa quyết định đến
việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường
THPT, đồng thời góp phần động viên, thúc đẩy sự phát triển của cán bộ; Biện
pháp 3: “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL trường THPT” nhằm
đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước. Các biện pháp còn lại có vai trò bổ trợ cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT của tỉnh Điện Biên. Nội dung của các biện pháp trên đây có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ, đan xen nhau. Vì vậy, khi triển khai thực hiện, cần phải tiến hành một cách đồng bộ và nhất quán mới đem lại hiệu quả cao.
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí được đề xuất được đề xuất
3.4.1. Quy trình khảo sát
Để kiểm chứng tính hiện thực và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Điện Biên, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của các cán bộ QLGD và quản lí lĩnh vực VH - XH trên địa bàn tỉnh Điện Biên, trong đó chủ yếu là tại địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Số người được hỏi ý kiến là 75 người, bao gồm:
- Lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên: 3 người. - Lãnh đạo sở Giáo dục & Đào tạo: 3 người.
- Lãnh đạo các phòng chức năng văn phòng Sở GD&ĐT: 10 người. - Chuyên viên của một số phòng chức năng Sở GD&ĐT: 7 người. - Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THPT: 33 người
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố: 14 người. Biện pháp 1 Biện pháp 5 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Biện pháp 2 Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT
Cách tính điểm: Điểm theo 5 mức, điểm trung bình để nhận diện mức độ. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.1.
3.4.2. Tính cấp thiết
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp
TT Tên biện pháp
Số lượng người cho điểm
Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1
Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT
0 0 0 20 50 4,71
2
Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm
0 0 0 23 47 4,67
3
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL trường THPT
0 0 0 15 55 4,82
4
Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT
0 0 5 15 50 4,78
5
Quan tâm thực hiện chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật đối với CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên
0 0 5 25 40 4,28
Điểm bình quân chung 4,65
Theo kết quả đánh giá cho thấy tất cả các biện pháp đều được đánh giá ở mức Khá, Tốt. Trong số các biện pháp, biện pháp 4 và 5 mỗi biện pháp đều có số người đánh giá ở mức trung bình (từ 4-5 người) còn lại đều cho từ khá trở lên.
Như vậy có thể khằng định rằng cả 5 biện pháp trên đều được đánh giá là cần thiết.
3.4.3. Tính khả thi
Số lượng người khảo sát và cách tính điểm được thực hiện tương tự như phần khảo sát mức độ cần thiết cho các biện pháp. Đánh giá về tính khả thi được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp
TT Tên biện pháp
Số lượng người cho điểm
Điểm TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1
Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT
0 0 0 32 38 4,54
2
Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm
0 0 3 40 30 4,42
3
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL trường THPT
0 0 5 20 50 4,71
4
Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT
0 0 3 25 45 4,64
5
Quan tâm thực hiện chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật đối với CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên
0 0 7 40 30 4,42
4,71 4,67 4,82 4,78 4,28 4,54 4,42 4,71 4,64 4,42 4 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 4,7 4,8 4,9
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
Tính cấp thiết Tính khả thi
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Biện Biên đã đề xuất
Kết quả trong bảng 3.2. cho thấy các biện pháp quản lý đều có tính khả thi cao (điểm trung bình đạt 4,54).
Như vậy, kết quả nghiên cứu trên đây đã khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên đề xuất.
Tiểu kết chương 3
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên, tác giả đề xuất 5 biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Đề án phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Qua các biện pháp đã chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo, của các Phòng chức năng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, của các đơn vị liên quan theo phân cấp quản lí hiện hành.
Qua kết quả khảo sát, trưng cầu ý kiến các khách thể cho thấy, các biện pháp đã được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cần thiết, có tính khả thi, phù hợp với thực tế giáo dục tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Nghiên cứu về cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của đất nước nói chung, của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên nói riêng, giáo dục THPT rất cần một đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý giỏi. Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp thiết.
Hiện trạng đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên đa số được bổ nhiệm từ giáo viên đơn thuần, bản thân chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lí nhà nước, quản lí giáo dục. Đó cũng là những thách thức khiến họ phải tăng cường tự học và tích lũy kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm trong công tác quản lí của mình.
Với kết quả nghiên cứu nêu ra trong luận văn, có thể xem “Phát triển
đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay” là
luận chứng khoa học về công tác phát triển đội ngũ; được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy hiện hành, là tầm nhìn có tính chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa quyết định việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THPT của tỉnh.
2. Khuyến nghị
Để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên, nhằm thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
2.1. Đối với UBND tỉnh Điện Biên
- Có văn bản chỉ đạo các Sở liên quan như: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Nội vụ... phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT đẩy mạnh công tác XHHGD, tăng thêm các nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL.
- Có chính sách động viên những CBQL có thành tích cao trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy và học; có chính sách khen thưởng; hỗ trợ kinh phí tham quan; học tập kinh nghiệm các cơ sở giáo dục điển hình trong và ngoài tỉnh, kể cả tham quan, học tập nước ngoài. Tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ kinh phí phù hợp, thỏa đáng đối với CBQL và GV đi học thạc sỹ và tiến sỹ.
2.2. Đối với Sở GD& ĐT tỉnh Điện Biên
- Tích cực tham mưu với UBND đáp ứng kịp thời về kinh phí để triển khai có hiệu quả Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2013-2020”. Có chế độ ưu đãi, động viên, khuyến khích đối với những CBQL và GV đi học thạc sỹ và tiến sỹ.
- Phối hợp chặt chẽ với các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương trong công tác, kiểm tra, đánh giá, đề bạt, tuyển chọn, luân chuyển, bổ nhiệm đối CBQL trường THPT. Thực hiện luân chuyển đối với CBQL có năng lực, đã có thời gian dài công tác ở vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn đến công tác ở vùng thuận lợi, để họ có cơ hội cọ sát và trải nghiệm, đồng thời tạo sự công bằng trong thực hiện chính sách đãi ngộ.
- Phối hợp với các trường đại học, các cơ sở giáo dục trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, hình thức tập trung và không tập trung; Có biện pháp khen thưởng và chế tài đối với công tác tự đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học đối với CBQL trường THPT đương nhiệm và cán bộ nguồn.
2.3. Đối với đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Nâng cao nhận thức và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lí trường học. Mỗi người cần xây dựng cho bản thân kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phù hợp. Tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí, trình độ lí luận chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục trong giai đoạn hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội,
2004.
2. Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Tập bài giảng cho
lớp Cao học Quản lý Giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội, 2011.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Hà Nội, 2009.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư số 43/2006/TT-BGD&ĐT Hướng dẫn
thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP,
ngày 15 tháng 3 năm 2010, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội, 2010
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 93/2010/NĐ-CP,
ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội, 2010