Biện pháp 4: Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 97)

trường THPT giai đoạn 5 năm, 10 năm, để tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL và cán bộ kế cận.

- Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong nước để cử cán bộ tham gia bồi dưỡng tập trung, dài hạn, ngắn hạn, học sau đại học chuyên ngành QLGD và các nội dung đào tạo, bồi dưỡng khác.

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT ngũ CBQL trường THPT

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Thanh tra, kiểm tra đội ngũ là để đánh giá chuẩn xác trình độ, năng lực đội ngũ CBQL, làm căn cứ cho việc phát triển đội ngũ vì vậy cần được tiến hành một cách khoa học nhằm bảo đảm chính xác và khách quan.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL có vai trò rất quan trọng đối với các cấp quản lý. Thực tế đã chứng minh: Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như

không có lãnh đạo. Để nâng cao tính khoa học của công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL cần căn cứ vào các nội dung sau:

- Mức độ thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao trong các hoạt động được đánh giá bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí của một người Hiệu trưởng thông qua minh chứng về các kết quả cụ thể, không thông qua “báo cáo”: Bám sát các yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng, coi trọng các minh chứng.

- Kế hoạch và phương thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá CBQL phải được xây dựng linh hoạt về hình thức (thường xuyên, định kì, đột xuất), cụ thể về nội dung, thời gian thực hiện.

- Quy trình thực hiện thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc, đội ngũ những người thực hiện thanh tra, kiểm tra phải có tính chuyên nghiệp (có phẩm chất, nghiệp vụ tốt). Phải được thực hiện công khai, đảm bảo tính trung thực, khách quan, dân chủ và hiệu quả; Thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ thanh tra.

- Việc đánh giá mỗi cán bộ quản lí phải đảm bảo các yêu cầu sau: cán bộ quản lí tự nhận xét, đánh giá về bản thân; đánh giá của cá nhân, tập thể về CBQL; đánh giá của tập thể lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo về CBQL.

-Tăng cường việc tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra, theo quy định hiện hành, bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ này nhằm đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh đổi mới.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Thanh tra Sở GD&ĐT phải xây dựng đội ngũ thanh tra chuyên trách, thanh tra kiêm nhiệm có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra, đánh giá cho đội ngũ này theo quy định hiện hành.

- Phải xây dựng được kế hoạch than tra, kiểm tra, đánh giá nhận xét CBQL trường THPT theo yêu cầu chuẩn hóa.

- Không ngừng cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá và đặc biệt là phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, dân chủ và hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)