THPT
Từ những khái niệm khác nhau về đội ngũ nói chung và đội ngũ CBQL nói riêng, có thể hiểu: “Đội ngũ CBQL nhà trường ở các trường học là các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, những người có mục đích, nhiệm vụ tổ chức, điều hành hoạt động của nhà trường, để thực hiện sứ mạng của trường mình, tạo ra “sản phẩm giáo dục” đáp ứng nhu cầu xã hội. Họ là những người điều hành quá trình giáo dục diễn ra trong nhà trường và là chủ thể quản lí.
- Phát triển đội ngũ CBQL thực chất là phát triển về quy mô (số lượng), cơ cấu (độ tuổi, giới tính), chất lượng của những người tham gia quản lí nhà trường (phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ quản lí). Xây dựng
Phát triển nguồn nhân lực
Giáo dục và Đào tạo
Sử dụng nguồn nhân lực
Tạo môi trường thuận lợi cho nhân lực phát triển -Giáo dục và Đào tạo -Bồi dưỡng -Tự bồi dưỡng -Tuyển dụng -Bố trí sử dụng -Đánh giá -Đề bạt -Sàng lọc
-Môi trường làm việc -Môi trường sống -Môi trường pháp lý -Chính sách đãi ngộ -Sàng lọc
tiêu chuẩn về yêu cầu năng lực và những kỹ năng cần rèn luyện theo từng vị trí, chức danh quản lý nhà trường để phát huy mặt mạnh, hạn chế điểm yếu của đội ngũ về tư tưởng, về đạo đức, trình độ, năng lực, sức khỏe so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn.
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 05/6/2004 của Ban Bí thư, về việc “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD ” nêu rõ: Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; “Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL giáo dục trong các cơ sở giáo dục theo hướng chuẩn hóa”; bố trí sắp xếp CBQL giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng được yêu cầu” [1].
Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010” chỉ ra các giải pháp để phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục với giải pháp thứ ba là “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục”, trong đó, nội dung cụ thể là:
- Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hóa đội ngũ CBQL giáo dục các cấp.
- Rà soát, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lí giáo dục; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL giáo dục.
- Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục bám sát chủ trương, chính sách chuẩn hóa của Đảng và Nhà nước.