Khái quát về giáo dục phổ thông tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 52)

Năm học 2014-2015, toàn tỉnh Điện Biên có 490 trường, 6.978 lớp và 157.458 học sinh. Trong đó: Giáo dục mầm non: 163 trường, 1.927 lớp và 41.213 trẻ; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 98,0%; Giáo dục tiểu học: 173 trường, 3.218 lớp và 63.281 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98,6%; trẻ 6 - 10 tuổi học tiểu học đạt 98,2%; Giáo dục THCS: có 114 trường với 1.276 lớp và 37.087 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt 104% so với kế

hoạch; học sinh 11 - 14 tuổi học THCS đạt 88,2%; Giáo dục THPT có 29 trường với 501 lớp và 15.877 học sinh. Tỷ lệ trẻ 15 tuổi vào lớp 10 đạt 51,5%; học sinh 15 - 18 tuổi học THPT đạt 52,3%. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia: 176/482 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 36,51%, tăng 27 trường chuẩn quốc gia so với năm học trước., trong đó: Mầm non: 50 trường, đạt 30,3%, Tiểu học: 78 trường, đạt 44,83; THCS 42 trường, đạt 36,84%; THPT: 06 trường, đạt 20,69%.

* Giáo dục mầm non

Công tác phát triển quy mô trường lớp và huy động số trẻ ra lớp có nhiều

chuyển biến và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đến trường đạt

12,5%; trẻ 3-5 tuổi đạt 92,4%; trẻ 5 tuổi đạt 98%; 100% trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày.

100% đơn vị triển khai thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non; 164/165 trường mầm non với 839 lớp thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đạt 96%. Tỷ lệ trẻ mầm non học 2 buổi/ ngày đạt 100%, trẻ đi học chuyên cần đạt 95,6%.

* Giáo dục Tiểu học

Quy mô trường lớp tiếp tục được mở rộng, đáp ứng việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày ở 164 trường với 2.373 lớp, 54.241 học sinh đạt 85,7% (tăng 11.015 h/s so với năm học 2012-2013); thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở 444 lớp ghép cho 5.783 học sinh ở 109 trường.

Thực hiện giảng dạy chương trình tin học đối với học sinh lớp 3,4,5 tại các trường có đủ điều kiện về giáo viên và phòng máy tính, với 359 lớp 9.244 học sinh (tăng 82 lớp 2011 học sinh so với năm học trước).

Thực hiện dạy học theo tài liệu thí điểm của Dự án Mô hình trường tiểu học mới Việt Nam (GPE-VNEN) tại 10 huyện, thị xã, thành phố với 68 trường tiểu học với 1.418 lớp, 23.519 học sinh

Thực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch giáo dục; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy học sát đối tượng, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng; sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học tích cực. Chú trọng công tác phân loại, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi, bổ sung kiến thức cho học sinh yếu kém;

Công tác triển khai ôn thi tốt nghiệp lớp 12 THPT, ôn thi đại học, cao đẳng được tăng cường, nhất là các trường PTDTNT THPT, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Chú trọng công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, triển khai 201 lớp dạy nghề phổ thông cho 5.373 học sinh khối 11; 100% học sinh đã hoàn thành chương trình học nghề.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục cấp THCS, THPT có sự chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ học lực giỏi cấp THCS là 7,44% (tăng 1% so với năm học trước), học lực yếu, kém là 2,96% (giảm 1,3% so với năm học trước). Tỷ lệ học lực giỏi cấp THPT là 5% (tăng 0,8% so với năm học trước), học lực yếu kém là 16,6% (giảm 0,7% so với năm học trước); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,9%, tăng 0,3% so với năm học trước.

* Giáo dục thường xuyên

Hệ thống mạng lưới các cơ sở GDTX được củng cố, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục được tăng cường. 100% các trung tâm GDTX có cơ sở vật chất riêng, được xây dựng khang trang; 100% trung tâm có phòng máy, kết nối internet, 04 trung tâm GDTX đã xây dựng được Website riêng.

Tiếp tục ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dạy học bổ túc THCS và bổ túc THPT. 100% học sinh Bổ túc THCS xếp loại học lực trung bình, khá, 77,55% học sinh Bổ túc THPT xếp loại học lực từ trung bình trở lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp BT THPT đạt 86,08 %, tăng 22,61 % so với năm học trước. Thực hiện có hiệu quả việc kết hợp dạy văn hóa với hướng nghiệp và dạy nghề, liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

Các trường Cao đẳng và cơ sở liên kết đào tạo đã thực hiện tốt quy chế đào tạo, cơ sở vật chất được tăng cường, chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý được củng cố, từng bước chuẩn hóa theo yêu cầu. Chất lượng đào tạo được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sử dụng lao động. Trong năm 2013, các trường cao đẳng của tuyển mới được 3.467 sinh viên, đạt 86% kế hoạch; Các cơ sở đào tạo tiếp tục mở rộng liên kết với các trường Đại học đào tạo trình độ đại học nhiều chuyên ngành, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập xã hội và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tỉnh.

Từ năm 2004 đến nay, các trường Cao đẳng của tỉnh đã thực hiện hợp tác đào tạo sinh viên cho các tỉnh Bắc Lào theo kế hoạch. Trung bình mỗi năm có khoảng 90 học sinh các tỉnh Bắc Lào theo học tại các trường Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật, Cao đẳng Y tế.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 52)