Yêu cầu đối với CBQL nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

toàn diện Giáo dục và Đào tạo

Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) thông qua Nghị quyết 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HÐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Trong đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, quan trọng nhất là đổi mới mục tiêu giáo dục mà Nghị quyết cũng đã nêu ra. Một vấn đề rất mấu chốt, Nghị quyết nhấn mạnh, đó là vấn đề đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Nghị quyết nhận định: "Ðội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục..."[13].

Rõ ràng, nếu không lo giải quyết tận gốc vấn đề nhân lực của chính ngành có trách nhiệm đào tạo nhân lực, thì không thể tạo được chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Cùng với việc đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, nhất thiết phải thay đổi chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo: "Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp”. Hiện nay, các yêu cầu mới đặt ra trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đòi hỏi người thầy trách nhiệm càng nặng nề hơn trước. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với CBQL giáo dục là phải tự hoàn thiện mình để đáp ứng

những nội dung về đổi mới căn bản nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay, xứng đáng với vai trò và vị trí của người thầy mà từ lâu đã được cả xã hội tôn vinh, trân trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)