- Các nội dung của phát triển đội ngũ đã bước đầu được vận dụng nhưng chưa thật khoa học. Chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới, chưa bám sát yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới nhà trường đối với người CBQLNT.
- Công tác bồi dưỡng tuy đã được quan tâm nhưng hiệu quả còn thấp. Kinh phí chi cho đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị gặp nhiều khó khăn; khả năng tự học để nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp của đội ngũ HT còn hạn chế.
- Công tác thi đua khen thưởng còn bị ràng buộc quá nhiều ở chỉ tiêu trên giao, do đó chưa động viên, khuyến khích được sự cống hiến của đội ngũ.
Tiểu kết chương 2
Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên, chúng tôi nhận thấy:
1. Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên bên cạnh những mặt được còn một số bất cập từ việc quy hoạch cho đến sử dụng và tạo môi trường cho việc thăng tiến đối với đội ngũ CBQLNT. Các nội dung cơ bản của công tác phát triển đội ngũ CBQLNT về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục của Điện Biên. Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ CBQL vẫn còn những điểm hạn chế, những mặt yếu như đã nêu ở trên.
2. Để khắc phục những điểm hạn chế, những mặt tồn tại, phát huy những mặt mạnh, ngành giáo dục cần phải triển khai có hiệu quả phát triển
đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên bám sát định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2014- 2020.
3. Đề quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên phù hợp với lí luận đã trình bày ở chương 1 và thực trạng đã khảo sát ở chương 2 cần có những biện pháp cụ thể cho phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN Để đề ra được các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Điện Biên phù hợp với lí luận đã trình bày ở chương 1 và thực trạng đã khảo sát ở chương 2 cần bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay nói chung và của tỉnh Điện Biên nói riêng, bám sát mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ quản lý giáo dục THPT tỉnh Điện Biên
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn. Các biện pháp phát
triển đội ngũ CBQL trường THPT phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và đặc thù phát triển GD của Điện Biên nói riêng.
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất. Các biện pháp
phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải đảm bảo tính thống nhất giữa lí luận và thực tế, các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Các biện pháp đề ra
phải thật sự cần thiết và có tính cụ thể, chỉ rõ điều kiện và cách thực hiện trong thực tiễn phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.