Đánh giá đội ngũ CBQL trường THPT

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)

Đánh giá CBQL là một quá trình thu thập và phân tích các thông tin về kết quả công tác của họ, của nhà trường nơi họ quản lí. Trên cơ sở đó đưa ra những phán đoán, nhận xét, tìm ra mặt bản chất về phẩm chất, nhân cách, năng lực của người CBQL.

* Vai trò của đánh giá : làm căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo,

bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức.

* Mục đích đánh giá : làm rõ những ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt

yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả công tác và triển vọng phát triển.

* Nguyên tắc đánh giá: đảm bảo tính khách quan, toàn diện trên cơ sở

thực hiện tự phê bình và phê bình; nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, lấy hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá cán bộ.

* Nội dung đánh giá:

- Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (khối lượng công việc, chất lượng, tiến độ, hiệu quả);

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

+ Việc chấp hành chủ trương, đường lối và quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;

+ Việc giữ gìn đạo đức, lối sống, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí;

+ Tinh thần, thái độ học tập, ý thức tổ chức kỉ luật; + Đoàn kết trong công tác, thái độ phục vụ nhân dân.

* Phương pháp đánh giá:

- Đánh giá phải dựa trên những căn cứ có tính pháp lí.

- Kết hợp giữa việc tự đánh giá của bản thân cán bộ lãnh đạo, quản lí với việc nhận xét, đánh giá của cá nhân, tập thể cấp có thẩm quyền đối với cán bộ.

- Ý kiến đánh giá của tập thể được tiến hành thông qua thảo luận, công khai và có tính thống nhất, được lưu trữ bằng văn bản để làm minh chứng trong hồ sơ.

* Quy trình đánh giá:

Ngày 10/12/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29/2009/TT-BGD ĐT, về Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường THPT có nhiều cấp học. Theo đó, năm học 2010-2011, việc đánh giá cán bộ quản lí theo chuẩn hiệu trưởng chính thức được triển khai đến các cơ sở giáo dục.

Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường THPT có nhiều cấp học gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí.

Các bước đánh giá gồm:

- Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại

- Bước 2: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng

- Bước 3: Thủ trưởng cơ quan quản lí trực tiếp hiệu trưởng đánh giá, xếp loại hiệu trưởng.

Phương pháp đánh giá xếp loại:

- Cho điểm từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn

- Việc cho điểm tiêu chí được thể hiện trên cơ sở xem xét các minh chứng liên quan. Điểm tiêu chí theo thang điểm 10. Tổng điểm tối đa là 230 (23 tiêu chí);

Lực lượng tham gia đánh giá, xếp loại hiệu trưởng

Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, cấp ủy đảng, Ban chấp hành công đoàn và Đoàn TNCS HCM trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; thủ trưởng cơ quan quản lí trực tiếp Hiệu trưởng.

Điều kiện xếp loại Hiệu trưởng:

ĐẠT CHUẨN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xếp loại Điều kiện

Xuất sắc - Tổng số điểm từ 207 đến 230; - Các tiêu chí phải từ 8 điểm trở lên Khá

- Tổng số điểm từ 161 điểm trở lên;

- Các tiêu chí phải từ 6 điểm trở lên (nhưng không được xếp ở loại xuất sắc);

Trung bình

- Tổng số điểm từ 115 trở lên;

- Các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 phải từ 5 điểm trở lên; (nhưng không được xếp ở loại cao hơn)

CHƯA ĐẠT

CHUẨN Kém

- Tổng điểm dưới 115 điểm; - Hoặc có tiêu chí 0 điểm;

- Hoặc có tiêu chí trong các tiêu chuẩn 1 và 3 dưới 5 điểm.

* Quy trình thực hiện đánh giá xếp loại hiệu trưởng - Tập thể đánh giá hiệu trưởng tại trường

Bước 1: Chọn người chủ trì (điều hành) buổi đánh giá

Bước 2: Hiệu trưởng báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ,

giáo viên, nhân viên nhà trường.

Bước 3: Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp

ý kiến, tham gia đánh giá hiệu trưởng và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên, cán bộ, nhân viên tham gia đánh giá hiệu trưởng.

Bước 4: Kiểm số lượng phiếu đánh giá, lập biên bản kiểm số lượng

phiếu, bàn giao cho Ban chấp hành Công đoàn.

Bước 5: Các phó hiệu trưởng, cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn

và Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM nhà trường, với sự chứng kiến của hiệu trưởng, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các

ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho Hiệu trưởng theo mẫu phiếu.

- Hiệu trưởng tự đánh giá:

Bước 1: Đối chiếu với Chuẩn hiệu trưởng, mỗi hiệu trưởng tự đánh giá

và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu hiệu trưởng tự đánh giá.

Bước 2: Ở từng tiêu chuẩn, hiệu trưởng chuẩn bị các minh chứng liên

quan đến các tiêu chí đã được quy định tại Chương II, Chuẩn hiệu trưởng, ghi rõ minh chứng vào phiếu đánh giá.

Bước 3: Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt được theo từng tiêu chí,

hiệu trưởng tự xếp loại (chưa đạt chuẩn - loại kém hoặc đạt chuẩn: loại trung bình, loại khá hoặc loại xuất sắc).

Bước 4: Hiệu trưởng tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)