Biện pháp 3: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL trường

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 95)

THPT

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Trong bối cảnh đổi mới GD việc nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lí cho đội ngũ CBQL, nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước. Làm cho đội ngũ CBQL thích ứng với sự thay đổi và phát triển của giáo dục và quản lý giáo dục trong giai đoạn mới

3.2.3.2. Nội dung, cách thức thực hiện

Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, công tác đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ CBQL là việc làm quan trọng, cần thiết. Công tác đào tạo, bồi dưỡng vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong đổi mới giáo dục và xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản giáo dục, đào tạo. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng CBQL cần đề cao vai trò tự học, có như vậy mới mang lại hiệu quả cao nhất. Đó cũng là tiền đề nhằm tiến tới một xã hội học tập. Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THPT và đội ngũ CB, GV trong quy hoạch nguồn CBQL theo hướng chuẩn hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo cần phải đổi mới nội dung này theo các nội dung sau:

-Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, viên chức của đơn vị bảo đảm tính khả thi, dựa trên nhu cầu cần

bồi dưỡng của đội ngũ. Cân đối số lượng người học, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm tính phù hợp

- Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo, CBQL theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.

- Thực hiện một cách nghiêm túc việc đánh giá Hiệu trưởng theo Chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Tăng cường việc khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL các trường THPT theo Chuẩn hiệu trưởng, từ đó xác định yêu cầu cần bồi dưỡng, xây dựng nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp;

- Phối hợp với trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện để bồi dưỡng lý luận chính trị, trình độ trung cấp, cao cấp cho đội ngũ CBQL trường THPT và cán bộ trong quy hoạch bằng các hình thức chính quy tập trung và không tập trung.

- Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là những tri thức, kỹ năng quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý cho CBQL trường THPT: Kỹ năng lập kế hoạch và giám sát đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch, kỹ năng quản lý và phát triển đội ngũ, kỹ năng về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý hiện đại; kỹ năng quản lí thay đổi....

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cơ bản và chuyên ngành cho CBQL trường học, đảm bảo để CBQL, bằng việc tự học có thể sử dụng Ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường, vận dụng ngoại ngữ vào việc sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự, quản lí trường học. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lí đối với nữ cán bộ, giáo viên.

- Với các tỉnh miền núi như Điện Biên cần tổ chức các khóa đào tạo tiếng dân tộc như: tiếng Mông, tiếng Thái để CBQL công tác ở vùng dân tộc có khả năng giao tiếp và tuyên truyền với dân về nhiệm vụ giáo dục của địa phương.

- Việc đào tạo về số lượng phải đảm bảo sự hợp lý giữa các năm học. Tránh hiện tượng đào tạo cùng lúc, ồ ạt, làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy trong nhà trường. Trong quá trình đào tạo cần phải cho người học thấy rằng việc đào tạo mục đích cuối cùng là mang đến cho người học những kiến thức cần thiết để sau này phục vụ cho công tác giảng dạy và quản lý chứ không phải việc đào tạo là để chạy theo bằng cấp.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện

- Sở GD&ĐT phải căn cứ vào kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng đội

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)