5. Bố cục đề tài
3.2.2.3. Chưa chú trọng đến trình độ chuyên mộn, nghiệp vụ
Nhìn chung, các lớp đào tạo, bồi dưỡng hiện nay đa phần là các lớp nâng cao bậc đào tạo cho công chức, bồi dưỡng về chính trị nhiều hơn là bồi dưỡng về chuyên môn. Bồi dưỡng về chính trị là điều cần thiết vì đòi hỏi người công chức phải có lập trường chính trị vững vàng nhưng cần đào tạo về chuyên môn cho công chức nhiều hơn. Vì cơ quản sử dụng công chức ngoài lập trường chính trị vững vàng thì cần công chức làm được việc hơn. Trên thực tế việc rèn luyện nâng cao những kỹ năng mềm, kĩ năng quan trọng, cần thiết trong quá trình làm việc của công chức trong điều kiện hiện nay còn chưa được quan tâm nhiều. Trong khi đó, đây là những kỹ năng cần thiết mà công chức phải sử dụng hàng ngày khi làm việc với đồng nghiệp, giao tiếp với cấp trên, cấp dưới, với người dân, giao lưu, trao đổi với các cơ quan, đơn vị khác…
Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công chức cũng rất quan trọng bởi mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng là xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, đủ năng lực, kỹ năng, phương pháp để hoàn thành tốt công vụ. Thực tế thì công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công chức chưa được chú trọng nhiều phản ánh qua việc các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ rất ít. Không được nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, công chức dễ gặp lúng túng với những vấn đề mới phát sinh. Xã hội phát triển kéo theo nhiều thứ và trong đó nền công vụ cũng phát triển để
55 Đào Xuân Thái, “Phát triển đội ngũ giãng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” Tạp chí Quản lý nhà nước – số 219 (4/2014), tr 38, năm 2014.
đáp ứng phù hợp với điều kiện thực tế, nếu công chức không được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn sẽ bị tụt hậu, không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển ngày một nhanh của xã hội. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nên chú trọng hơn nữa về bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công chức.