Cơ sở vật chất, chương trình, nội dung, cách thức đào tạo,bồ

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 51)

5. Bố cục đề tài

3.2.2.2. Cơ sở vật chất, chương trình, nội dung, cách thức đào tạo,bồ

phù hợp

Cơ sở vật chất của hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức như Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, huyện, Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã thuộc tỉnh tuy có được quan tâm xây dựng tương đối khang trang, nhưng trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập còn rất lạc hậu, không phù hợp với hoạt động cập nhật, trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc hiện đại cho cán bộ, công chức.

Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế. Chỉ chú trọng đến lý thuyết mà chưa chú trọng đến thực tiễn khi vào làm việc, những kĩ năng cần thiết trong ứng xử tình huống trong thực thi công vụ chưa cao. Cơ sở đào tạo chỉ dạy những kiến thức nền, không tìm hiểu nhu cầu của người học là muốn được cung cấp những kiến thức, kỹ năng gì. Điều này thể hiện sự áp đặt, không linh hoạt trong giảng dạy dẫn đến không mang lại hiệu quả triệt để. Một mặt, các nội dung sẽ mang tính lý luận nhiều hơn do những người xây dựng là các giảng viên, các cơ sở đào tạo không trực tiếp tham gia thực hiện các công việc của công chức nên sẽ thiếu tính thực tiễn, lý thuyết nhiều hơn thực hành. Mặt khác, do nội dung này không có ý kiến của những người công tác thực tiễn nên sẽ khó giải quyết được những vướng mắc, những khó khăn mà những người làm việc thực tế gặp phải.

Bên cạnh đó, các nội dung thường được xây dựng chung cho các vị trí công việc cùng ngạch; trong khi đó, các ngạch cùng nhau thì lại có nhiều vị trí các công việc khác nhau. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cũng chưa cập nhật kịp thời phù hợp với những biến đổi của xã hội. Tài liệu, nội dung lạc hậu làm ảnh hưởng đến tư duy cũng như cách vận dụng giải quyết vấn đề của người học. Các nguồn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xem như “cẩm nang” của người học mà họ có thể dùng lại sau khi các khóa đào tạo, bồi dưỡng kết thúc nên việc đầu tư xây dựng nội dung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng là việc quan trọng, cần thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ cho thấy, thực trạng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tại các bộ, ngành địa phương còn nhiều bất cập: 45% giảng viên chưa được chuẩn hóa đúng với chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định; thiếu kiến thức chuyên sâu về kinh điển Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, còn thiếu căn bản kiến thức về lý luận chính trị. 20% thiếu kỹ năng phương pháp giảng dạy chuyên ngành.

Số giảng viên chiếm tỷ lệ lớn nhưng đa số còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng vào thực tế giảng dạy. Trình độ ngoại ngữ chuyên ngành còn nhiều hạn chế...55

Thêm vào đó, phương pháp giảng dạy theo các hình thức cung cấp các kiến thức lý thuyết, các nội dung đào tạo, bồi dưỡng, còn người học sẽ nghe và ghi chép lại những nội dung đó. Với phương pháp này, nếu lớp đào tạo, bồi dưỡng đó không phù hợp với công việc của công chức sẽ dễ gây nhàm chán, khó có thể tập trung tiếp thu kiến thức. Thêm nữa là các lớp đào tạo, bồi dưỡng hiện nay rất đông học viên nên giảng viên cũng không thể theo dõi hết được các học viên, quá trình tiếp thu của họ, không thể áp dụng các phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm vì lớp học đông nên phương pháp này cũng không hiệu quả. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng là những công chức đang công tác nên họ sẽ có trình độ, kiến thức, kinh nghiệm thực tế nhất định. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho họ đòi hỏi phải có những kỹ năng, kiến thức thực tế, kiến thức sư phạm và trình độ chuyên môn cao hơn họ. Như thế mới có thể truyền tải được những nội dung trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời có thể hướng dẫn người học giải quyết được những vấn đề phát sinh mà người học gặp phải trong quá trình thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)