Thực trạng về công tác đào tạo,bồi dƣỡng công chức

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 47)

5. Bố cục đề tài

3.2. Thực trạng về công tác đào tạo,bồi dƣỡng công chức

3.2.1. Mặt tích cực của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

Công tác đào tạo, bồi dưỡng thời gian qua đã có những chuyển biến mới và góp phần tích cực từng bước nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ công chức. Công tác này được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, ban ngành; các cơ quan hữu quan cũng có sự liên hệ, phối hợp với nhau nhằm nâng cao chất lượng của các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Mỗi tỉnh thành đều có trường chính trị, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cũng được thành lập ở mỗi huyện, các cơ sở được đầu tư xây dựng và nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, có mục tiêu, định hướng chỉ tiêu, đối tượng, nội dung, thời gian cụ thể. Trong 3 năm qua, cán bộ, ngành và địa phương đã triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2011 – 2015 theo đúng sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1374/QĐ- TTg đã đạt được kết quả sau: đối vơi cán bộ, công chức từ Trung ương đến cập huyện kết thúc giai đoạn 2011 – 2013 đạt 98% cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định, khoảng 71% cán bộ, công chức lãnh đạo cấp phòng của bộ, ngành và 80% của các địa phương được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định, gần 67% cán bộ, công chức các bộ, ngành và 56% cán bộ, công chức của địa phương thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm; đối vơi cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách, kết thúc năm 2013, các địa phương đã đạt được các mục tiêu được giao tại Quyết định số 1374/QĐ-TTg gồm đào tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ cấp xã đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định gần 75% cán bộ cấp xã đạt chuẩn… đối với đại biểu Hội đông nhân dân các cấp, kết thúc năm 2013, cả nước đã tiến hành bồi dưỡng cho gần 286.000 lượt đại biểu Hội đông nhân dân các

cấp…51 Phần lớn công chức được qua đào tạo, bồi dưỡng đã nâng cao năng lực và hiệu quả công việc cũng được nâng lên. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo các tiêu chuẩn ngạch, chức vụ, chức danh và nghiệp vụ chuyên môn. Nội dung, chương trình, tài liệu được nghiên cứu trên cơ sở cập nhật các vấn đề mới; phương pháp đào tạo, bồi dưỡng được linh hoạt đa dạng với nhiều loại hình phù hợp với từng đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được quy định rõ cũng dần được chú ý hơn thể hiện sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước đối với công tác. Trước đây, ngoài các pháp lệnh quy định chung về đào tạo, bồi dưỡng cho công chức thì chỉ có Nghị định 54/2005/NĐ-CP là quy định về bồi thường chi phí đào tạo đối với công chức. Ngoài ra chỉ là các quyết định về đào tạo, bồi dưỡng công chức không có giá trị pháp lý cao, như Quyết định 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn 2006-2010, Quyết định 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức…Giờ đây, sau Luật cán bộ, công chức 2008 đã có Nghị định 18/2010/NĐ- CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2010), văn bản của Bộ Nội vụ có Thông tư 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ (có hiệu lực từ ngày 10/3/2010) hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 18/2010/NĐ-CP. Trong đó, trường hợp công chức được đi đào tạo, bồi dưỡng khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết mà bỏ việc hoặc thôi việc thì phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng. Nếu như trước đây ở Nghị định 54/2005/NĐ-CP quy định công chức tự ý bỏ việc mới phải bồi thường, còn được cơ quan đồng ý thì không phải bồi thường gì cả. Quy định này còn lỏng lẻo, chưa giải quyết được tình trạng công chức rời nhiệm vụ phải bồi thường chi phí đào tạo cho nhà nước. Quy định mới thì chỉ cần công chức không làm đủ thời gian cam kết mà bỏ việc hoặc thôi việc, tức là dù tự ý bỏ việc hay được cơ quan đồng ý thì đều phải bồi thường. Quy định mới đã chặt chẽ hơn góp phần giải quyết tình trạng công chức được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng khi về lại không phục vụ cho cơ quan.

Tinh thần học tập nâng cao trình độ đã được đưa vào nội dung trong đánh giá công chức hàng năm. Điều này thể hiện sự quan tâm của cơ quan đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung và thái độ, tinh thần học tập của công chức nói riêng. Các quy định về nội dung chương trình đào tạo trong nước cũng từng bước đề cao nhu cầu của người học, chương trình đào tạo tập trung hơn vào chuyên ngành. Hầu hết các công chức đều được bồi dưỡng lý luận chính trị. Một số ngành, lĩnh vực trong nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã có chú trọng đến thực hành, thực tế nhiều hơn.

51 Báo cáo số 2880/BC-BNV của Bộ Nội vụ, Báo cáo kết quả 03 năm thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ Tướng Cính phủ về việc phê duyện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015.

Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bô, công chức ở ngoài nước thời gian qua cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Việc cử cán bô, công chức đi học đã bước đầu mang tính quy hoạch, gắn với sử dụng, tập trung vào đội ngũ cân bộ quản lý và cán bộ nguồn, đào tạo tập trung vào những nội dung thực sự cần thiết cho việc nâng cao trình độ, tầm nhìn và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà công chức đang công tác. Điển hình tỉnh Bình Thuận đã cử 02 công chức đi đào tạo thạc sĩ (01 ứng viên học chương trình toàn phần ở Australia và 01 ứng viên học chương trình liên kết trong nước) và cử 05 cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh tham gia các đoàn bồi dưỡng ngắn hạn ở các nước Anh, Pháp, Australia. Năm 2014, đã có thêm 02 ứng viên của Đề án 100 hoàn thành khóa học thạc sĩ Giảng dạy tiếng Anh chương trình liên kết trong nước. Có 01 ứng viên là tiến sĩ y khoa đã hoàn thành chương trình học về nước công tác.52

Nhìn chung việc đào tạo, bồi dưỡng cán bô, công chức trong thời gian qua đã tạo được những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng góp phần bước đầu nâng cao năng lực thực hiện và hiệu quả hoạt động của hệ thống cán bô, công chức và bộ máy nhà nước.

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 47)