Nội dung đào tạo,bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 35)

5. Bố cục đề tài

2.2.2.Nội dung đào tạo,bồi dưỡng công chức

Nội dung đào tạo phụ thuộc theo những yêu cầu của cán bộ, công chức, còn hình thức rất phong phú, đa dạng, có thể ngắn hạn, dài hạn, tập trung tại chức. Nơi đào tạo cũng đa đạng, có thể ở trong cơ quan, ngoài cơ quan, tại cơ quan đào tạo, trong nước, ngoài nước.34

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ tiến trình cải cách nền hành chính nhằm góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ, công chức được soạn thảo trên cơ sở nhũng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị được đặt ra với cơ quan, tổ chức. Với hai nội dung theo Điều 6 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau:

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức ở trong nước về lý luận chính trị; chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Kiên thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế 35

34 Giang Thanh Nghị, “Một số suy nghĩ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước số - số 168 (1-2010), tr.35, năm 2010.

Công chức phải nắm rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cần tiến hành kịp thời, thường xuyên trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Nhằm xây dựng đội ngũ công chức có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắng, phẩm chất tư tưởng tốt. Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ và năng lực thực thi công việc; xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình, dự án có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển.

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính nhà nước, về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường nhằm xây dựng đội ngũ công chức vững mạnh, tăng cường khả năng thích ứng của công chức trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong cơ chế mới.

Để tăng cường khả năng giao dịch, nghiên cứu tài liệu nước ngoài, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, ướng dụng công nghệ thông tin hiện đại, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước về ngoại ngữ nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ và kiến thức về chính sách đối ngoại cho công chức được cử đi công tác tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước về tin học là cần thiết, vì công nghệ thông tin ngày càng phát triển cho nên cán bộ, công chức cần phải bồi dưỡng về những công nghệ thông tin mới để ứng dụng dụng công nghệ hiện đại, phục vụ dễ dàng trong quan lý trong nền công vụ. Tại các vùng có dân tộc thiểu số thì cán bộ, công chức phải theo Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi. Tùy vào quy hoạch, kế hoạch của địa phương, của cơ quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, trình độ của công chức mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan xây dựng chương trình, nội dung phù hợp. Yêu cầu này không những đòi hỏi cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải có chương trình, nội dung theo quy định mà còn phải linh hoạt, năng động trong xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung phải vừa cung cấp kỹ năng, kiến thức cho công chức giải quyết công việc hiện tại, vừa dự báo được những diễn biến trong tương lai để công chức có ý thức nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng giải quyết những tình huống có thể xảy ra trong tương lai.

Nội dung bồi dưỡng công chức ở nước ngoài về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế 36

Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước về quản lý hành chính, quản lý Nhà nước để đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ hiện nay.

Cùng với trang bị, bổ sung những kiến thức lý luận, cần đặc biệt chú trọng khâu thực hành (kỹ năng quản lý, điều hành, phương pháp thực hành công cụ, v.v...). Kỹ năng thực hành là khâu quan trọng thuộc nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước, cần có một tỷ lệ thích hợp trong cấu trúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng khác nhau. Đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là: Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; những kiến thức cơ bản về công vụ, pháp luật và hành chính.

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 35)