Phương thức xét tuyển

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 30)

5. Bố cục đề tài

2.1.4.2. Phương thức xét tuyển

Phương thức xét tuyển áp dụng cho đối tượng theo khoản 2 Điều 37 Luật Cán bộ, công chức là người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điều 36 của Luật Cán bộ, công chức (Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; đủ 18 tuổi trở lên; có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng…) cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển. Phương thức xét tuyển công chức nước ta hiện nay được quy định rõ ràng, cụ thể ở Nghị định 24/2010/NĐ-CP từ điều 12 đến điều 14 cụ thể như sau:

 Về nội dung xét tuyển công chức dựa trên kết quả học tập của người dự tuyển hoặc phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.29

 Về cách tính điểm của người dự tuyển trong phương thức xét tuyển. Đối với điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2. Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1. Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn và điểm ưu tiên đối với đối tượng được ưu tiên tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2010/NĐ-CP (Ví dụ như đối với Anh hung Lực lượng vũ trang thì sẽ được cộng 30 điểm vào tổng số điểm xét tuyển. Đối với Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội và một số trường hợp khác quy định tại điểm b Điều 5 Nghị định này thì được cộng 20 điểm vào tổng số điểm xét tuyển). Trường hợp người dự xét tuyển có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng căn cứ kết quả học tập trong hồ sơ của người dự xét tuyển và điểm phỏng vấn về chuyên môn,

28

Ban chỉ đạo trung ương, Đổi mới việc thi tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ,

http://caicachcongvu.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/71/0/1010098/0/5070/Doi_moi_viec_thi_tuyen_dung_cong_chuc_ta i_Bo_Noi_vu, [truy cập ngày 11-11-2014].

nghiệp vụ để tính điểm theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 13 Nghị định 24/2010/NĐ- CP.30

 Với cách xác định trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức thì người trúng tuyển phải có điểm học tập, điểm tốt nghiệp, phỏng vấn, mỗi loại từ 50 điểm trở lên cũng giống như cách xác định trúng tuyển bằng phương thức thi tuyển, có kết quả được lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm. Những người có kết quả xét tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển thì người nào có điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm học tập bằng nhau thì người trúng tuyển là người có điểm tốt nghiệp cao hơn; nếu vấn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan tuyển dụng sẽ quyết định. Kết quả xét tuyển không được bảo lưu cho kỳ xét tuyển sau.31

Xét tuyển bào gồm cả hình thức phỏng vấn, cho nên xét tuyển có được những ưu điểm của hình thức phỏng vấn. Hiện nay, thi tuyển qua phỏng vấn là một hình thức phổ biến và hiệu quả. Với hình thức phỏng vấn có tính linh hoạt cao, người phỏng vấn có thể thay đổi cách hỏi hoặc giải thích thêm nếu người được phỏng vấn chưa hiểu rõ câu hỏi, quan sát được thái độ, hành vi, trang phục… Thông tin được trao đổi một cách trực tiếp nên dễ xữ lý. Khi phỏng vấn, cơ quan tuyển dụng có thể kiểm tra kỹ năng giao tiếp của người dự tuyển, cũng như tính cách, khả năng xử lý tình huống người dự tuyển. Với hình thức phỏng vấn cơ quan tuyển dụng sẽ được biết rõ hợn trình bày những mục đích, nguyện vọng, tâm huyết khi người dự tuyển tham gia dự tuyển vào vị trí đó. Do đó cơ quan tuyển dụng sẽ dễ dàng sắp xếp bố trí công việc phù hợp với chuyên môn cũng như sở trường để phát huy hiệu quả của công việc của người dự tuyển. Với hình thức phỏng vấn sẽ tốn nhiều thời gian nhưng sẽ lựa chọn được người có năng lực cho công việc.

Phương thức xét tuyển có ưu điểm là ít tốn thời gian, công sức và ngân sách hơn phương thức thi tuyển. Cơ quan tuyển dụng sẽ không tốn thời gian chi phí cho việc tổ chức thi như việc chuẩn bị hội đồng coi thi, giám thị coi thi, phòng thi, soạn đề thi và chấm thi,… Vì thế sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho ngân sách, cũng như không cần nhiều thời gian công sức để chuẩn bị cho những công việc thi cử.

Có ưu điểm thì cũng sẽ có nhược điểm của nó. Phương thức xét tuyển có nhược điểm là còn xem nặng về bằng cấp. Vì vậy, ngoài xét tuyển còn phải kết hợp với phỏng vấn trực tiếp. Không phải chỉ đơn thuần mà dựa vào mẫu hồ sơ dự tuyển, bằng cấp trên

30

Điều 13 Nghi định 24/2010/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức ngày 15-3-2010. 31Điều 14 Nghi định 24/2010/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức ngày 15-3-2010.

giấy. Vì nếu dựa vào hồ sơ dự tuyển và bằng cấp mà xét tuyển thì dẫn đến tình trạng khó có thể tìm được hồ sơ nổi trội, có khả năng đáp ứng yêu câu vị trí tuyển dụng và nhiều khi bằng cấp đạt loại xuất sắc đi nữa nhưng khi áp dụng vào thực tế thì nhiều khi không bằng những người có các bằng cấp thấp hơn. Vì vậy, bằng cấp nó chỉ xác định được là đã hoàn thành xong chương trình đào tạo mà thội. Nhưng khi ta biết được người dự tuyển có bằng cấp và kèm theo đó là phần phỏng vấn của ban giám khảo thì mới đem lại hiệu qua cao cho công tác xét tuyển công chức.

Phương thức xét tuyển hiện nay được kết hợp với hình thức phỏng vấn là một phần tiến bộ trong khung pháp lý, khi đó xét tuyển có được những ưu điểm nổi trội của hình thức phỏng vấn. Thể nhưng, việc kết hợp và xem phỏng vấn như một phần nhỏ trong xét tuyển đã làm lu mờ giá trị của hình thức này khi áp dụng thực tiển. Cơ quan tuyển dụng dễ dàng bỏ qua khâu phỏng vấn và chỉ là xem xét hồ sơ trên giấy. Mặc dù phỏng vấn có ý nghĩa, nhưng chỉ là một phần nhỏ không quan trọng trong xét tuyển, thi tuyển không có. Một trong những vấn đề quan trọng là người thực hiện phỏng vấn phải trung thực khách quan, cần chú ý đến năng lực và phẩm chất không để tiêu cực xảy ra, lợi dụng phỏng vấn để nâng điểm một cách tùy tiện cho người dự tuyển. Góp phần giữ được giá trị, tác dụng của hình thức và hiệu quả của công tác tuyển dụng.

Xét chuyển công chức cấp xã lên cấp huyện mà không qua thi tuyển.

Cán bộ cấp xã theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức khi thôi giữ chức vụ theo nhiệm kỳ và công chức cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 25 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP và có nguyện vọng chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên phải có hồ sơ cá nhân gửi người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét với các điều kiện, tiêu chí như: Cơ quan sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng; Có đủ các tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm; Có thời gian làm cán bộ, công chức cấp xã từ đủ 60 tháng trở lên. Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội bắt buộc một lần thì được cộng dồn; Có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; Không trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang bị thi hành quyết định kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Toà án mà

chưa được xoá án tích, đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.32

Khi xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người đề nghị xét chuyển theo yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển. Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; Một ủy viên là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; Một ủy viên là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến bố trí công chức sau khi được xét chuyển; Các ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan, trong đó có một số ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch là kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người đề nghị xét chuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người đề nghị xét chuyển. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch; Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ

Thẩm quyền quyết định xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên: Trường hợp cơ quan quản lý công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP thực hiện việc xét chuyển thì căn cứ vào kết quả kiểm tra, sát hạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định xét chuyển; Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này thực hiện việc xét chuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kiểm tra, sát hạch) gửi người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.

2.1.4.3. Một số trường hợp ưu tiên trong tuyển dụng công chức

Theo điều 19 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định việc tuyển dụng công chức trong trường hợp đặc biệt. Căn cứ vào điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại

khoản 1 điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 và điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem điều kiện, tiêu chuẩn để xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển (tuyển thẳng) đối với các trường hợp đặc biệt là người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước, người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

Nhà nước còn ưu tiên những đối tượng trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển. Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành... được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển. Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên như trên, thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển hoặc kết quả xét tuyển.33

Đây không chỉ là sự quan tâm, đền đáp những gì mà họ đã cống hiến cho đất nước mà còn là sự thu hút những người có phẩm chất chính trị, lòng yêu nước, trung thành với tổ quốc. Với những người ở khu vực khó khăn, dân tộc thiểu số ít người thì phải có chinh sách ưu tiên dành cho họ. Thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc, sự quan tâm chăm lo của Nhà nước ở khu vực người dân tộc thiểu số. Vì đây thường là khu vực cách xa thành thị, có cuộc sống khó khăn, khó năm bắt được tình hình kinh tế, chính trị - xã hội.

Tuy nhiên, khi thực hiện quy định này, cơ quan tuyển dụng nên có sự vận dụng linh hoạt, phải kết hợp hài hòa giữa chính sách ưu tiên cùa Nhà nước với chất lượng của đội ngũ công chức. Khi xét những người dự tuyển có điểm thi tuyển bằng nhau thì sẽ ưu tiên chọn những người thuộc đối tượng ưu tiên trước. Nhưng phải chọn những người được ưu tiên mà có năng lực thật sự, đáp ứng nhu cầu của công việc thì có sự sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ để đảm bảo rằng hiệu quả của công việc và chính sách của nhà nước đối với người được ưu tiên.

2.2. Pháp luật về đào tạo, bồi dƣỡng công chức

Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là vấn đề cần được quan tâm giải quyết một cách thiết thực nếu không nền công vụ tụt hậu so với yêu

cầu của xã hội. Do đó, đào tạo, bồi dưỡng đều là khâu quan trọng để giúp cho cán bộ, công chức luôn nắm bắt được tình hình thực tế trong nền công vụ. Để nâng cao chất lượng bộ máy nhà nước nói chung, đội ngũ công chức nói riêng thì không chỉ quan tâm đến công tác tuyển dụng mà bỏ qua hay lơ là đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)