Nhận thức của một bộ phận công chức chưa cao, còn nặng về bằng

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 49)

5. Bố cục đề tài

3.2.2.1. Nhận thức của một bộ phận công chức chưa cao, còn nặng về bằng

Bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận trong đào tạo, bồi dưỡng là một trong những căn cứ để xét bổ nhiệm nâng ngạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý. Đồng thời là căn cứ để đánh giá một phần năng lực của công chức. Cho nên đã dẫn đến một thực tế hiện nay là công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là đối phó, học cho qua để được bằng cấp cho phù hợp với vị trí việc làm hoặc để được đề bạt, bổ nhiệm, chuyển ngạch cao hơn chứ chưa thực sự có mục đích học để nâng cao trình độ, phục vụ cho công việc chuyên môn. Thực tế, tình trạng thuê người khác học thay, làm thay luận văn, cái kiểu “học giả, bằng thật”… từng gây bức xức dư luận. Lệch lạc hơn ở chỗ, không hiếm người, trong đó có cán bộ, công chức coi việc học thạc sĩ, không phải để phục vụ, làm việc mà cốt để khoe khoang, ra oai, để giữ ghế, thăng tiến… Gần đây, một số tỉnh, thành phố có quy định, cán bộ nguồn, cán bộ quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh trong bộ máy Nhà nước phải là đại học chính quy, nếu tại chức, từ xa là không được, phải dừng lại. Để “thoát khỏi” quy định mới này, nhiều cán bộ có bằng tại chức nằm trong diện “quy hoạch” ở nhiều địa phương, Sở, ban ngành hiện nay đua nhau đi học thạc sĩ.53 Mục đích chủ yếu là để chuẩn hóa các bằng cấp phù hợp với chức danh, chức vụ mà họ đang giữ, để được hưởng các chế độ, lương cao hơn khi về hưu. Nhiều người không có mục đích nâng cao trình độ nên không học tập nghiêm túc. Vì vậy mà chất lượng của các

52 Nguyễn Thị Huyền Trâm, Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 2014,

http://www.binhthuancpv.org.vn/Index.aspx?ID=10040&CatID=152, [Truy cập ngày 23-11-2014].

53 Đỗ Tấn Ngọc, Đua nhau đi học thạc sĩ để làm gì?, http://tuyencongchuc.vn/dua-nhau-di-hoc-thac-si-de-lam-gi/, [truy cập ngày 15-11-2014].

lớp này thường không cao, ít được xã hội ghi nhận và dẫn đến một số địa phương đã nói không với hệ đào tạo không chính quy. Ngoài ra còn dẫn đến những tiêu cực như có nhiều trường hợp công chức thuê người học hộ, thi hộ, hiện tượng “học giả bằng thật” gây dư luận xấu trong xã hội và ảnh hưởng đến niềm tin của người dân.

Các vị trí lãnh đạo, quản lý được bổ nhiệm dựa vào thâm niên công tác, dựa vào trình độ đào tạo chứ chưa chú trọng đến năng lực làm việc thực tế. Cho nên đối với những người trẻ tuổi có năng lực lãnh đạo, quản lý thường không được coi trọng và trọng dụng. Do đó, người trẻ tuổi trong cơ quan có tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiêm túc họ cũng ít có cơ hội được đề bạt vào các vị trí quản lý. Nhiều người có bằng cấp, học vị rất cao, rất nhiều nhưng làm việc không hiệu quả cho cơ quan sau đào tạo, bồi dưỡng. Đánh giá người tài qua bằng cấp là hạn chế lớn nhất hiện nay bởi công tác đào tạo là bằng cấp, chứng chỉ ngày càng nhiều. Chất lượng về chuyên môn của cán bộ, công chức theo như dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 thì: “Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường, số lượng cán bộ, công chức qua các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng khá lớn, nhưng nhìn chung chất lượng, nhất là kiến thức quản lý Nhà nước mới với kỹ năng nghiệp vụ hành chính thực sự đạt được ở tỉ lệ thấp”. Tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức hiện nay mới chỉ phản ánh bằng cấp, hồ sơ lý lịch, chứ chưa thể hiện thực tế năng lực.54

Như vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng không như mục đích đã đề ra mà chỉ vì bằng cấp để được bổ nhiệm vào chức danh cao hơn đã trở thành một thực tế ảnh hưởng đến chất lượng nền công vụ.

Hiện nay, đa số công chức nhận thức được rằng đào tạo, bồi dưỡng càng nhiều thì càng tốt, nhưng không phải tốt vì được nâng cao trình độ, năng lực mà tốt vì sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc bổ nhiệm, thăng tiến. Bởi người ta thường đánh đồng bằng cấp, chứng chỉ nhiều thì trình độ, năng lực làm việc cũng tương ứng với bằng cấp, chứng chỉ ấy. Do đó, tham gia nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng được nhiều chứng chỉ, chứng nhận càng tốt, nhưng việc tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chỉ là hình thức chứ không học thật sự.

Bênh cạnh đó, Công chức chưa nhận thức được tầm quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng mà chỉ coi đây là một điều kiện để có những tấm bằng, chứng chỉ, chứng nhận giữ dững chỗ làm việc của mình. Do ý thức chưa tốt, chưa có sự đầu tư về việc được đi đào tạo, bồi dưỡng nên không gắn kết được vấn đề khi xảy ra trong thực tiễn. Tình trạng trên đã gây lãng phí lớn cho nhà nước, không chỉ lãng phí về nguồn ngân sách mà còn lãng phí về thời gian và con người. Đầu tư vào đào tạo một cách đúng đắn, có

54 Phương Thảo, Chất lượng công chức và yêu cầu… có cách biệt, http://thuvienbrvt.com.vn/pages/San-pham- thong-tin-ct.aspx?pg=San-pham-thong-tin&par=3&cat=6&id=62, [truy cập ngày 15-11-2014].

tính toán sẽ mang lại nguồn lợi to lớn vì năng lực làm việc của con người được nâng cao, làm việc hiệu quả.

Một phần của tài liệu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước (Trang 49)