Khi góp vốn thành lập công ty

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 36)

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty.47 Và vốn là yếu tố cơ bản đầu tiên mà thành viên, cổ đông sáng lập quan tâm đến, đồng thời là điều kiện không thể thiếu đối với bất kỳ chủ thể nào, khi họ muốn trở thành chủ sở hữu công ty. Và vốn là điều kiện bắt buộc để công ty ra đời, tồn tại đồng thời là cơ sở vật chất để công ty phát triển. Thành lập doanh nghiệp là bước tiến đầu tiên thực hiện hóa ý tưởng kinh doanh. Trong đó, yếu tố vốn được đặc lên hàng đầu. Thật sự không thể kinh doanh hay làm bất cứ việc gì mà không có nguồn vốn. Đều đó đòi hỏi những người khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp phải góp vốn vào công ty.

Thành viên, cổ đông sáng lập tự thỏa thuận với nhau về số vốn góp hoặc cam kết góp vào công ty và loại tài sản góp vốn của từng thành viên. Nguồn vốn ban đầu này các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong thời gian nhất định và nó được ghi nhận trong điều lệ công ty được gọi là vốn điều lệ công ty. Tùy theo ngành nghề và quy mô kinh doanh mà các thành viên thỏa thuận mức vốn điều lệ phù hợp để công ty có thể kinh doanh. Nói cách khác, số vốn điều lệ công ty do thành viên, cổ đông sáng lập quyết định. Tuy nhiên, với một số ngành nghề pháp luật quy định khi thành lập công ty phải có mức vốn tối thiểu bằng với quy định mới được thành lập và mức vốn tối thiểu đó được gọi là vốn pháp định. Việc quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo sự cạnh tranh cần thiết và

hiệu quả hoạt động cho mỗi doanh nghiệp, đồng thời có thể ngăn chặn tình trạng độc quyền.48

Góp vốn thành lập công ty không nhất thiết buộc thành viên, cổ đông sáng lập phải góp vốn ngay lúc thành lập công ty mà có thể chia ra từng đợt để góp trong một thời hạn nhất định nhưng trước hết họ phải cam kết góp bao nhiêu vốn khi thành lập công ty. Trách nhiệm của thành viên, cổ đông sáng lập đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác công ty cũng như những nghĩa vụ tài sản khác phát sinh dựa trên số vốn mà họ cam kết góp vào công ty đối với người chưa góp đủ vốn cam kết khi thành lập công ty. Nghĩa là, dù chưa góp vốn trong lúc thành lập công ty thì thành viên, cổ đông sáng lập trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm số vốn cam kết góp.

Với mô hình công ty TNHH và công ty CP chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu chung chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp khi thành lập. Vậy nên, việc xác định chủ thể có quyền góp vốn thành lập công ty và phần vốn góp của từng chủ sở hữu công ty là yếu tố quan trọng quyết định quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của từng chủ sở hữu đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)