Chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong công ty

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 57)

Việc chuyền nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH được nhìn nhận như là một trong nhưng cách thức để thành viên của công ty TNHH rút lui khỏi thị trường. Không phải chuyển nhượng là tư cách thành viên công ty TNHH của người chuyển nhượng chấm dứt. Việc chấm dứt tư cách thành viên chỉ xảy ra khi thành viên này chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho người khác. Nhận chuyển nhượng sẽ làm cho người nhận chuyển nhượng trở thành thành viên công ty TNHH. Vậy nên, việc chuyển nhượng vốn góp trên cở sở những điều kiện luật định.77

Và việc rút vốn nhiều hay ít một phần hay toàn bộ từ việc chuyển nhượng phần vốn góp phụ thuộc chủ sở hữu muốn chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn góp của mình. Và sau khi chuyển nhượng trách nhiệm của chủ sở hữu sẽ thay đổi, nó sẽ ít đi hoặc không còn nếu chuyển nhượng toàn bộ và ngược lại sẽ chịu trách nhiệm vô hạn kể cả tài sản riêng nếu như chuyển nhượng sai với luật định.

Thứ nhất, chuyển nhượng một phần vốn góp, cổ phần. Với việc chuyển nhượng một phần thì chủ sở hữu vẫn còn vốn góp ở công ty.

Một là, ở công ty TNHH 2 thành viên. Theo Điều 44 Luật doanh nghiệp, công ty TNHH là trung gia giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn nên ở công ty này có cả đặc điểm công ty đối vốn và đối nhân. Chính đặc điểm mang tính chất đối nhân nên việc chuyển nhượng vốn góp phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu công ty khác của công ty. Bởi lẽ, khi chuyển nhượng vốn góp người nhận chuyển nhượng có thể trở thành thành viên công ty với tỷ lệ vốn góp nhất định đều đó có thể thay đổi trận tự trong công ty.

77 Nguyễn Thị Thanh Lê, Công ty tại Việt Nam: tình huống-tranh chấp-bình luận, NXB Chính trị quốc gia, 2014, Tr 59.

Chuyển nhượng cho thành viên công ty, phải gửi yêu cầu trong thời gian 30 ngày kể từ ngày chào bán, các thành viên muốn nhận chuyển nhưởng phải thông báo mua. Chuyển nhượng người ngoài công ty, khi hết hạn 30 ngày mà không có thành viên khác của công ty mua hoặc mua không hết phần mà thành viên này được quyền chuyển nhượng cho người ngoài công ty. Khi đó số lượng thành viên công ty sẽ tăng lên, quyền và nghĩa vụ của các thành viên chỉ thay đổi tùy theo số phần chuyển nhượng là bao nhiêu.

Hai là, công ty TNHH 1 thành viên. Chủ sở hữu công ty được rút vốn khỏi công ty, công ty cũng không được giảm vốn điều lệ, chỉ được chuyển nhượng vốn góp mà thôi. Việc chuyển nhượng này có thể làm thay đổi loại công ty đang theo nếu như chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn góp cho một chủ thể, hay là cho nhiều chủ thể khác nhau. Khi đó công ty phải tiến hành thay đổi loại hình công ty sang công ty TNHH 2 thành viên hoặc cổ phần tùy theo lựa chọn. Lúc này trách nhiệm của chủ sở hữu không còn là hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ mà là phần góp vốn.

Với loại hình công ty này, việc chuyển nhượng vốn được xem như là một hình thức rút vốn của chủ sở hữu. Khi mà pháp luật quy định, với loại công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu rút vốn với mọi hình thức điều phải liên đới chịu trách nhiệm trừ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác. Công ty này có một chủ thể làm chủ sở hữu công ty, khi đó việc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty sẽ do một chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp. Nên việc rút vốn với hình thức khác có thể là những hành vi tiêu cực dẫn đến mất khả năng chi trả, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ nợ cũng như đối tác và người lao động trong công ty.

Khi chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác trước tiên phải đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển nhượng.78 Khi đó quyền lợi của chủ sở hữu không còn toàn quyền về chiến lược phát triển, tổ chức quản lý, hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty mà đã phân chia cho thành viên mới. Đồng thời trách nhiệm đối với khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty và nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh cũng

được chia sẽ cho thành viên mới có thể hạn chế rủi ro mất đi đồng vốn nhưng lại tăng tìm lực tài chính cho công ty.

Ba là, công ty cổ phần. Mang tính chất công ty đối vốn và mở, nên việc huy động vốn và chuyển nhượng cổ phần ở công ty này rất dễ dàng, ngoài trừ cổ phấn biểu quyết không được chuyển nhượng với bất cứ điều kiện nào và cổ phần phổ thông mà cổ đông sáng lập cam kết mua lúc thành lập công ty trong thời hại 3 năm không được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên sáng lập nếu không có sự đồng ý của hội đồng cổ đông.

Thứ hai, chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, cổ phần trong công ty. Để xác định tư cách chủ sở hữu công ty dựa trên phần vốn góp. Khi chủ sở hữu quyết định chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình cho chủ thể khác đồng nghĩa với việc họ rút toàn bộ vốn khỏi công ty. Khi đó chủ sở hữu chuyện nhượng toàn bộ phấn vốn góp sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên. Và khi chấm dứt tư cách thành viên nghĩa là họ không còn liên quan hay chịu trách nhiệm gì về khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty. nếu như họ chuyển nhượng đúng như quy định.

Việc chuyển đổi toàn bộ vốn góp của công ty cho cá nhân, tổ chức khác sẽ tương tự như việc chủ sở hữu bán công ty cho chủ thể đó. Bởi, sau khi chuyển đổi thì chủ sở hữu công ty đương nhiên không còn là chủ sở hữu, quyền lợi và nghĩa vụ của người chuyển nhượng không liên quan đến công ty. Đều này có nghĩa là mọi trách nhiệm của chủ thể đó đối với công ty đương nhiên chấm dứt kể từ khi chuyển quyền sở hữu.

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)