Thực trạng

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 64)

Trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty có thể xem như một ưu đãi cho nhà đầu tư thành lập công ty. Yếu tố xác định mức độ trách nhiệm chính là số vốn thành viên, cổ đông công ty góp hoặc cam kết góp vào công ty. Trong số tài sản góp vốn cần được định giá để quy đổi giá trị tài sản góp vốn thành đơn vị tiến tệ. Chính vì vậy, cần có một cơ chế đảm bảo tính minh bạch trong việc định giá tài sản góp vốn của thành viên, cổ đông sáng lập. Nhằm xác định chính xác mức độ chịu trách nhiệm của thành viên, cổ đông sáng lập đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Luật DN 2005 đã có những quy định về vấn đề này nhưng vẫn chưa cụ thể, theo đó dẫn còn những bất cập để công ty lợi dụng.

Cụ thể, trong quá trình thành viên, công đông sáng lập thỏa thuận góp vốn thành lập công ty, với tài sản thỏa thuận góp vốn không phải là tiến Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi thì phải tiến hành định giá tài sản góp vốn đó. Luật định việc định giá tài sản góp vốn khi thành lập công ty phải được các thành viên, công đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí. Nhưng định giá tài sản góp vốn là giai đoạn quan trọng xác định giới hạn trách nhiệm của thành viên, cổ đông sáng lập đối với công nợ của công ty.

Thứ nhất, nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.84 Nguyên tắc nhất trí85 và cùng liên đới chịu trách nhiệm phần nào gàn buộc trách nhiệm của các thanh viên,

84 Xem điều 30 khoản 2 Luật doanh nghiệp 2005.

cổ đông sáng lập khi định giá tài sản góp vốn. Góp phần hạn chế việc lạm dụng quyền tự do định giá tài sản mà họ tiến hành nâng khống giá trị tài sản khi định giá.

Tuy nhiên, trong thực tế có không ích trường hợp những thành viên sáng lập tìm cách định giá tài sản góp vốn rất cao nhằm phô trương tìm lực tài chính để tìm kiếm các dự án đầu tư hay thu hút đối tác. Trách nhiệm liên đới đối với những hậu quả của việc tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn được Luật doanh nghiệp quy định như hiện nay không phải là biện pháp răng đe hữu hiệu.86

Ví dụ: Dương, Thành, Trung và Hải thành lập công ty TNHH Thái Bình Dương kinh doanh xúc tiến xuất khẩu. Công ty được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận góp vốn các bên ký tên, Dương cam kết góp 800 triệu bằng tiến mặt (16% vốn điều lệ). Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty Thành Mỹ (dự định sẽ là bạn hàng chủ yếu chủ công ty TNHH Thái Bình Dương), tổng số tiến trong giấy ghi nhận nợ là 1,3 tỷ đồng, giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định giá là 1,2 tỷ đồng (chiếm 24% vốn điều lệ). Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình, giá trị góp vốn vào thời điểm góp chỉ khoảng 700 triệu đồng, song do có huy hoạch mở rộng đường, nhà của Trung dự kiến sẽ ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngôi nhà này là 1,5 tỷ đồng (30% vốn điều lệ). Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiến mặt (30% vốn điều lệ), song mới tạm góp 500 triệu đồng, các bên thỏa thuận khi nào cần thì Hải sẽ góp tiếp 1 tỷ đồng còn lại.87

Vậy nên, cần có biện pháp và phương án hữu hiệu hơn để hạn chế hành viên định giá tài sản cao hơn giá trị tài sản thật tại thời điểm góp vốn như hiện nay. Khi mà việc định giá tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty.

Thứ hai, ở loại hình công ty TNHH một thành viên khi góp vốn thành lập công ty trong trường hợp tài sản góp vốn phải tiến hành định giá tài sản như luật định dựa theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên. Mà loại hình công ty này, chỉ có một cá nhân

86

Lê Hồng Hạnh, Góp vốn và quản lý vốn góp theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiển thi hành, Đại học luật Hà Nội, 2013, Tr 57.

87 Nguyễn Thị Thanh Lê, Công ty tại Việt Nam: tình huống-tranh chấp-bình luận, NXB Chính trị quốc gia, 2014, Tr 43.

hoặc một tổ chức bỏ tài sản thành lâp, quản lý, và hưởng toàn bộ lợi nhuận, không chia sẻ quyền lợi cho bất kỳ ai và chịu trách nhiệm hữu hạn. Việc định giá lúc này thành viên sáng lập không có ai khác để cùng thỏa thuận định giá tài sản theo nguyên tắc nhất trí.

Theo tinh thần luật các nhà đầu tư được làm những gì pháp luật không cấm, trường hợp này pháp luật không cấm thành viên công ty tự định giá tài sản của mình đem góp vốn thành lập công ty TNHH một thành viên. Nhưng, thành viên sáng lập tự định giá tài sản mình góp vốn thành lập công ty sẽ không đảm bảo tính khách quan. Vì việc nâng khống giá trị tài sản là việc làm trong tầm tay của thành viên sáng lập. Đồng thời không có thành viên khác cùng thỏa thuận đồng ý trên nguyên tắt nhất trí và không có quy định rõ về sự liên đới cùng chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá và cơ chế tự kiểm soát giữa các thành viên.

Theo Điều 30 Khoản 2 Luật DN 2005 quy định các thành viên, cổ đông sáng lập cùng thỏa thuận nhất trí định giá tài sản góp vốn nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Trong cùng trường hợp định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế ở thời điểm góp vốn dù không thỏa thuận nhưng định giá thì thành viên công ty TNHH một thành viên cũng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong khoản trên lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Nghĩa là thành viên sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân từ việc làm này của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Và đây cũng là trường hợp phá hạn trách nhiệm của thành viên công ty TNHH một thành viên.

Việc để thành viên, cổ đông sáng lập tự định giá tài sản góp vốn thành lập công ty cần được xem xét lại và điều chỉnh.

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 64)