Cơ sở vật chất (trụ sở công ty, máy móc, thiết bị, phương tiện duy chuyển…) đối với việc ra đời của một công ty là một trong những điều kiện không thể thiếu cả về mặt
57
Xem điểm b khoản 1 điều 29 Luật doanh nghiệp 2005.
58 Xem điểm a khoản 1 điều 29 Luật doanh nghiệp 2005.
59 Nguyễn Hồng Anh, Phần vốn góp trong công ty có tư cách pháp
kinh tế và mặt pháp lý. Cơ sở vật chất là phương tiện, công cụ để công ty trước hết tồn tại rồi tiến hành hoạt động kinh doanh. Cở sở vật chất góp phần đưa hoạt động kinh doanh công ty đạt hiệu quả, khi đó tạo ra lợi nhuận cho công ty. Nó góp phần đạt được mục đích chính của chủ sở hữu công ty là thu lợi nhuận. Khi đăng ký thành lập buộc công ty phải cung cấp điạ chỉ trụ sở chính của công ty. Đối với nhà đầu tư có đầy đủ điều kiện về cơ sở, thiết bị, phương tiện hoặc nguồn vốn lớn thì việc thành lập công ty không mấy khó khăn. Nhưng với nhà đầu tư chỉ nắm trong tay ý tưởng kinh doanh và đồng vốn bằng tiến vừa đủ kinh doanh thì việc chuẩn bị cở sở vật chất, thiết bị, phương tiện bằng việc thuê mướn cơ sở vật chất, thiết bị phương tiện là giải pháp tối ưu để họ lựa chọn. Khi đăng ký doanh nghiệp địa chỉ trụ sở công ty phải được ghi rõ trong đơn đăng ký doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, đòi hỏi phải có trụ sở trước khi thành lập công ty. Nên họ phải tiến hành thuê, mướn trụ sở làm việc để phục vụ cho việc thành lập và duy trì hoạt động kinh doanh trước khi công ty được cấp phép.
Chính vì vậy, Luật DN 2005 quy định việc hợp đồng trước đăng ký kinh doanh tại Điều 14. Do thực tế là công ty vẫn chưa được thành lập, tư cách pháp nhân của công ty vẫn chưa phát sinh, tài sản vẫn chưa được chuyển giao sang cho công ty. Mặc dù thành viên, cổ đông sáng lập đã thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo thỏa thuận nhưng tư cách thành viên công ty của người góp vốn vẫn chưa phát sinh. Tuy nhiên, nhằm tạo đều kiện công ty ra đời, hoạt động và phát triển nên việc giao kết hợp đồng trước khi công ty thành lập sẽ do thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền ký kết.60
Từ những phân tích trên cho thấy, tư cách thành viên công ty chưa được xác lập do công ty chưa được thành lập, công nhận tư cách pháp nhân. Nên việc ký kết hợp đồng trước khi công ty thành lập sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp vì chủ thể đáng lẽ tiếp nhận và thực hiện hợp đồng có khi tồn tại hoặc sẽ không tồn tại. Đó là trường hợp hoặc là công ty được thành lập hoặc là công ty không được thành lập.
Một là, công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mặc dù khi ký kết hợp đồng tư cách thành viên của người ký kết chưa được xác lập do công ty vẫn chưa thành lập, nhưng pháp luật định họ có quyền ký kết các hợp đồng nhằm mục đích phục vụ cho việc thành lập, hoạt động của công ty. Khi công ty được thành lập thì quyền và nghĩa
vụ phát sinh từ hợp đồng sẽ được công ty tiếp nhận.61 Hợp đồng nhằm phục vụ cho lợi ích công ty có thể là việc thuê trụ sở làm việc, nhà xưởng, máy móc, thiết bị hoặc văn phòng, của hàng .v.v… Để sau khi chính thức thành lập công ty có thể hoạt động và sớm thực hiện ý tưởng kinh doanh.
Hai là, công ty không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Có nhiều lý do để công ty không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như: chủ thể cấm thành lập quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật DN 2005, không đáp ứng yêu cầu vốn pháp định, hoặc những lý do khác. Khi công ty không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì một số lý do khi đó vốn góp, thỏa thuận giữa các nhà đầu tư có thể quy trả lại dựa trên biên bản, hợp đồng đã thỏa thuận thành lập công ty. Nhưng đối với các hợp đồng đã ký kết với chủ thể khác nhằm phục vụ cho việc thành lập công ty được thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền tiến hành ký kết không thể đương nhiên hủy bỏ hay vô hiệu vì lý do công ty không thành lập. Nếu như thế sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, quyền của bên còn lại.
Biết rằng, những hợp đồng ký kết là nhằm tạo điều kiện để công ty thành lập và hoạt động sau khi thành lập. Tuy công ty là chủ thể đáng ra được nhận chuyển giao chịu trách nhiệm lại không tồn tại trong khi những hợp đồng đó vẫn phát sinh hiệu lực. Chủ thể đúng ra sẽ nhận quyền và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng không tồn tại thì người ký kết hợp đồng sẽ đương nhiên là người thực hiện hợp đồng. Khi đó quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng sẽ do người ký kết thực hiện. Và nếu như hợp đồng có phát sinh thiệt hại gì thì người ký kết hợp đồng theo Khoản 1 Điều 14 Luật DN 2005 chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó.62
Nói cách khác, hợp đồng lúc này sẽ do người được quyền ký kết chịu trách nhiệm hoàn toàn, giống như họ ký kết hợp đồng của riêng họ. Mà hợp đồng của riêng họ thì phát sinh trách nhiệm sẽ được giải quyết bằng tài sản riêng của người ký kết. Và trách nhiệm ở đây có thể là vô hạn bằng chính tài sản của người thực hiện ký hợp đồng.
61 Xem khoản 2 điều 14 Luật donah nghiệp 2005.
Như vậy, trách nhiệm của thành viên, cổ đông sáng lập có thể phát sinh trước khi đăng ký thành lập công ty, trách nhiệm ở đây là hữu hạn nhưng có khi nó lại là vô hạn đối với các thành viên, cổ đông sáng lập.