Để trở thành chủ sở hữu công ty điều kiện tất yếu là chủ thể đó phải sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần trong công ty. Và phương thức để trở thành chủ sở hữu công ty có thể là chủ thể cam kết góp vốn vào thành lập công ty, hoặc tham gia góp vốn trong quá trình công ty hoạt động hoặc là nhận chuyển nhượng phần vốn góp, được tặng cho, thừa kế phần vốn, nhận thanh toán nợ bằng phần vốn góp từ chủ thể là thành viên, cổ đông trong công ty đó. Riêng với việc góp vốn vào công ty bằng tài sản thì tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của chủ thể đó, thông qua việc chuyển quyền sở hữu của chủ thể sang thành quyền sở hữu của công ty khi đó chủ thể sẽ được
công nhận là chủ sở hữu công ty. Hiểu đơn giản, người góp vốn mất quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn, nhưng trở thành chủ sở hữu hay đồng chủ sở hữu đối với công ty.38
Và tổ chức để trở thành chủ sở hữu công ty thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân, nghĩa là phải thỏa điều kiện pháp nhân tại Điều 84 Bộ luật dân sự 2005. Và theo Điều 12 Khoản 1 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ban hành ngày 01/10/2010 (Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định “tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doan h nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều 13 luật doanh nghiệp, điều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp”. Với quy định này quyền tự do kinh doanh đã từng bước mở rộng cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước khi tham gia thành lập doanh nghiệp.
Dù pháp luật Việt Nam đã ghi nhận loại hình công ty qua các lần sửa đổi thay thế Luật công ty, Luật doanh nghiệp, nhưng hiện nay, chưa có một điều luật nào định nghĩa rõ về chủ sở hữu công ty. Đến Luật DN 2005 tại Điều 63 Khoản 1 có định nghĩa nhưng chỉ được nêu ở công ty TNHH 1 thành viên như sau“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”. Vậy nên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản chủ sở hữu công ty là thành viên, cổ đông trong công ty. Tức là người đứng ra làm chủ nguồn lực tài sản của công ty và cũng là người chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như tài sản của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp. Chủ sở hữu công ty có thể trực tiếp tham gia điều hành hoạt động công ty hoặc giao quyền điều hành cho những người mà họ tuyển dụng, tin cậy. Những vấn đề liên quan đến chủ sở hữu công ty như quyền lợi mà họ được hưởng cũng như những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện được ghi nhận trong Điều lệ công ty hoặc theo pháp luật doanh nghiệp.
38Phan Huy Hồng- Lê Nết, Thông tin pháp luật dân sự, Trách nhiệm tài sản của pháp nhân: hữu hạn hay vô hạn?,