Lý thuyết về trách nhiệm hữu hạn

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 31)

“Trách nhiệm hữu hạn là gì? Và tại sao những nhà đầu tư thông thường được hưỏng chế độ này khi đầu tư vào các công ty? Về nguồn gốc và nội dung tính trách nhiệm hữu hạn của công ty, ta phần nào biết khi xem về lai lịch công ty.40

Trách nhiệm hữu hạn xuất hiện lâu đời trên thế giới trong lệ của người buôn, lệ dần được ghi nhận thành luật. Khác với tập tục chung ấy, ở Việt Nam trách nhiệm hữu hạn được du nhập bởi nhà làm luật và được tái hiện nhiều lần trong luật doanh nghiệp, trách nhiệm hữu hạn có thể thấy trong một số loại hình doanh nghiệp, ví dụ như trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.41

39 Xem điều 64 luật doanh nghiệp 2005.

40 Nguyễn Ngọc Bích - Nguyễn Đình Cung, Công ty – vốn – quản lý và tranh chấp, NXB Tri thức, 2009, Tr.67

Mục tiêu để phát triển kinh tế từ hoạt động kinh doanh của công ty thì trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty là yếu tố quan trong quyết định sức hút của nhà đầu tư. Trong đó để tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường thì vốn là điều kiện quan trọng quyết định sự thành bại của công ty. Khi đã kinh doanh, bất cứ chủ sở hữu công ty nào cũng đặt lợi nhuận lên hàng đầu, không ai mong muốn thua lỗ. Nhưng đều đáng lo ngạy của nhà đầu tư là họ sẽ chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình nếu kinh doanh thất bại, thua lỗ. Vì vậy, để tạo niềm tin cho nhà đầu tư có thể bỏ ra nhiều vốn để đầu tư vào công ty thì yếu tố quyết định đó là trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty. Trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty đã làm cho các nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn trên thương trường khi mà họ biết các yếu tố rủi ro sẽ được phân tán, điều kiện này giúp các nhà đầu tư vẫn có khả năng giữ lại một số vốn để làm lại từ đầu khi hoạt động kinh doanh của họ gặp thất bại.

Nhìn chung, trách nhiệm hữu hạn có thể hiểu là giới hạn trách nhiệm của người đầu tư trong phạm vi tài sản cam kết góp vào công ty. Nói cách khác, nó là nghĩa vụ của người đầu tư chi trả các khoản nợ của công ty được giới hạn trong số vốn đã cam kết góp vào công ty, nếu đã thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết góp vốn, về nguyên tắc thì người đầu tư không phải đem tài sản cá nhân ra thanh toán những nghĩa vụ tài chính của công ty.42 Nếu công ty vỡ nợ và bị tuyên bố phá sản, chủ nợ chỉ có thể mong chờ thanh toán từ khối tài sản còn lại sau khi thanh lý mà không thể buộc người đầu tư mang tài sản cá nhân để liên đới trả nợ thay cho công ty.

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)