Chủ thể có quyền góp vốn thành lập công ty

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 37)

Quyền tự do kinh doanh ngày nay được đề cao và ghi nhận cũng như cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Luật DN 2005, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp.49

Tự do kinh doanh nhưng trong khuôn khổ pháp luật, đều này nhằm đảm bảo khả năng tự chịu trách nhiệm của chủ thể đối với hoạt động kinh doanh, đối tác, bạn hàng và chủ nợ công ty. Theo đó, những chủ thể sau theo pháp luật Việt Nam không được thành lập, và quản lý công ty.50

48 Nguyễn Hợp Toàn, Giáo trình pháp luật kinh tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, 2008, Tr 46.

49 Xem Điều 12 Khoản 1 Nghị định 102/2010/NĐ-CP.

Một là, cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang thuộc nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. Tài sản của Nhà nước và công quỹ quy định bao gồm: Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước; Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước; Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí nói trên; Kinh phí được tài trợ bởi Chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài. Như vậy, cấm cơ quan, đơn vị quy định trên sử dụng một trong những loại tài sản hoặc công quỹ đã quy định đế thành lập công ty thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình.

Hai là, cán bộ công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức. Về nguyên tắc, tất cả những người được pháp luật quy định cán bộ, công chức đều bị cấm tham gia thành lập công ty (trừ trường hợp hộ được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia thành lập công ty hoặc tham gia quản lý công ty).51

Ba là, sỹ quan hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.

Bốn là, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cửa làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn đầu tư thông thường là những ngành nghề trọng yếu của đất nước để đảm bảo nhà nước có thể tham gia điều tiết nền kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy nên, quy định cấm này góp phần đảm bảo sự tập trung khả năng làm việc của cán bộ, công chức tại nơi đang đảm nhiệm.

Năm là, người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Và việc xác định nhóm đối tượng này căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự 2005.

Sáu là, người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh. Những người này đang bị chế tài của pháp luật liên quan đến quyền tự do nói

51

chung và quyền tự do kinh doanh nên pháp luật cấm thành lập công ty để đảm bảo công bằng xã hội.

Bảy là, người bị cấm theo pháp luật phá sản. Cụ thể được quy định tại Điều 94 Luật phá sản 2004, người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty bị tuyên bố phá sản không được thành lập công ty, đảm đương chức vụ đó ở bất kỳ công ty nào, trong thời hạn 1 năm đến 3 năm kể từ ngày công ty bị tuyên bố phá sản.52

Việc góp vốn thành lập công ty khi đó quyền lợi của chủ thể gắn liền với phần vốn góp của họ vào công ty, tức chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp. Vậy nên, quy định chủ thể có quyền thành lập công ty nhằm đảm bảo an toàn cho các đối tác trong kinh doanh, cũng như đảm bảo khả năng chịu trách nhiệm của chủ sở hữu công ty. Ngoài ra, việc chịu trách nhiệm đối với hoạt động công ty còn phụ thuộc vốn góp của chủ thể góp vốn thành lập vào công ty. Vốn không những là phương tiện kinh doanh mà còn là cơ sở để đảm bảo việc trả nợ của công ty.

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)