Góp vốn của thành viên, cổ đông mới

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 48)

Thành viên mới ở đây là chủ thể góp vốn sau khi công ty thành lập, chủ thể này phải tiến hành góp vốn để được là chủ sở hữu công ty. Khi chấp nhận thêm vốn góp của thành viên mới có thể làm thay đổi tỷ lệ phần vốn góp giữa các thành viên, cổ đông công

69khoản 3 điều 84 Luật doanh nghiệp 2005:“Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây: (i) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty; (ii) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

(iii) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.”

ty nên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên cũ trong công ty. Nên khi chọn phương thức theem vốn góp của thành viên mới phải có sự nhất trí của các thành viên công ty TNHH hoặc quyết định tại cuộc hợp Đại hội đồng cổ trong ở công ty CP. Tuy quyền lợi của thành viên thay đổi nhưng trách nhiệm của họ vẫn là hữu hạn với số vốn góp bạn đầu. Có hai trường hợp để công ty tiến hành thêm thành viên, cổ đông mới. Đó là khi công ty tăng vốn điều lệ và khi công ty cần góp đủ số vốn điều lệ mà thành viên, cổ đông sáng lập cam kết góp khi thành lập công ty nhưng không góp đủ và đúng hạn.

Một là, góp vốn thêm của thành viên, cổ đông mới khi công ty tăng vốn điều lệ của công ty. Dù rằng có những phương thức tăng vốn điều lệ khác nhau. Nhưng việc thêm vốn góp của thánh viên mới sẽ tạo nguồn vốn có nhanh hơn, giảm gánh nặng tài chính cho chủ sở hữu công ty. Sau khi góp vốn thành viên, cổ đông công ty có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp. Nói đơn giản là thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với công nợ của công ty, cũng có khi phạm vi trách nhiệm tăng lên cùng vốn điều lệ hoặc không thay đổi.

Hai là, thêm vốn góp của thành viên, cổ đông mới khi chủ sở hữu công ty không góp đủ và đúng hạn số vốn cam kết góp. Về nguyên tắc, vốn điều lệ đã đăng ký góp đủ, bởi vậy số nợ vốn điều lệ phải được các thành viên còn lại công ty hoặc huy động người mới đảm nhận.70 Như đã phân tích ở phần góp vốn của thành viên, cổ đông sáng lập, khi họ không thực hiện nghĩa vụ góp vốn đủ và đúng hạn theo quy định điều lệ hoặc luật định. Để bổ sung phần vốn còn thiếu trong vốn điều lệ do thành viên, cổ đông không góp hoặc góp không đủ công ty tiến hành những phương thức kêu gọi vốn. Khi góp vốn trong trường hợp này thành viên, cổ đông sáng lập đương nhiên là thành viên, cổ đông sáng lập của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với công nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)