Hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 66)

Như đã nói, vai trò của việc định giá tài sản sẽ ảnh hưởng lớn đến trách nhiệm hữu hạn của thành viên, cổ đông sáng lập khi góp vốn thành lập công ty. Vì vậy, cần có một cơ chế quy định rõ ràng về việc định giá tài sản góp vốn ở công ty nói cung và công ty

TNHH một thành viên nói riêng để đảm bảo tính khách quan của việc định giá. Trách trường hợp lạm dụng quyền tự định định giá tài sản làm sai lệch giá trị tài sản khi thành lập doanh nghiệp. Thiết nghĩ:

Thứ nhất, đối với công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên, pháp luật doanh nghiệp nên điều chỉnh về việc hạn chế hơn việc thành viên, cổ đông sáng lập công ty tự định giá về tài sản góp vốn thành lập công ty. Cụ thể thành viên, cổ đông sáng lập công ty phải thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá tài sản góp vốn,

Thứ hai, pháp luật doanh nghiệp cụ thể là Điều 30 Luật doanh nghiệp 2005, nên thêm khoản 3 điều 30 Luật doanh nghiệp 2005 với nội dụng “trường hợp thành lập công ty công ty TNHH một thanh viên, thành viên sáng lập phải thuê công ty thẩm định giá chuyên nghiệp định giá trị tài sản góp vốn và kèm theo trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phải có bản sao chứng thư thẩm định giá trị tài sản góp vố. Nếu giá trị tài sản thẩm định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm kết thúc thẩm định giá tài sản thì tổ chức thẩm định giá và thành viên sáng lập liên đới chịu trách nhiệmđối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

Khi quy định tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp thẩm định giá trị tài sản và liên đới chịu trách nhiệm về việc thẩm định giá trị tài sản thì việc xác định giá trị tài sản góp vốn sẽ chân thực hơn. Thực tế, thành lập công ty cần khác nhiều chi phí nếu yêu cầu thành viên sáng lập thuê tổ chức thẩm định giá phần nào làm tăng chi phí khi thành lập công ty, đều này sẽ tạo tâm lý cho nhà đầu tư e ngại trong việc lựa chọn công ty.

Nhưng, (i) xét về mặt pháp lý, kiểm soát chất lượng công ty thành lập phần nào làm giảm ránh nặng về số lượng công ty ma trên thương trường cũng như tình trạng giải thể, phá sản ồ ạc do không đủ tiềm lực tài chính thực sự để trụ vững trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay. Mà việc công ty bị tuyên bố phá sản kéo theo nhiều hệ lụy cho các cá nhân, tổ chức có mối quan hệ kinh doanh với công ty cũng như gánh nặng cho xã hội về việc thất nghiệp của người lao động. Và khi đã cho phép chủ sở hữu công ty được ưu đãi từ trách nhiệm hữu hạn thì nhất thiết cần có cơ chế để đảm bảo vấn đề ưu đại này không bị chủ sở hữu công ty lạm dụng nhằm tư lợi.

(ii) Về mặt kinh tế, công ty đủ tiềm lực tài chính thật sự khi tham gia thị trường sẽ phần nào làm tăng sức phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội.

Từ hai gốc độ nhìn nhận vấn đề trên, việc ghi nhận quy định thành lập công ty `nói chung cũng như công ty TNHH một thành viên nói riêng đối với trường hợp tài sản góp vốn phải thẩm định giá thì thành viên sáng lập phải tổ chức định giá chuyên nghiệp là một ghi nhận khả quan và khách quan cho việc định giá trị tài sản được chân thực hơn góp phần tạo nên trách nhiệm hữu hạn của thành viên, cổ đông công ty đúng bản chất hơn.

3.2 Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty trong quá trình công ty hoạt động

3.2.1 Thực trạng

Theo Luật DN 2005, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp hoặc cam kết góp vào công ty trong một thời hạn nhất định, trừ một số trường hợp chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản riêng của mình để thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Tuy nhiên, quy định xử lý về trách nhiệm vô hạn vẫn chưa cụ thể hóa, rõ ràng kể cả trong Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2005. Điều này làm cho trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty ngày càng thu hẹp phạm vi được ưu đãi. Cụ thể được nhìn nhận qua các vấn đề sau:

Một là, với tài sản không phải tiến, vàng hay ngoại tệ tự do chuyển đổi sau thời gian hoạt động giá trị tài sản đó có thể tăng lên. Nói cách khác, các tài sản công ty dù bị hao mòn nhưng trên thực tế có thể giá trị nó tăng hoặc giảm giá trị hơn so với lúc đầu định giá góp vào. Vậy thì trường hợp này có được tính cho việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ? Rõ ràng đó là tài sản công ty và pháp luật quy định công ty được phép điều chỉnh mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên hoặc giảm xuống. Cụ thể được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 60 “Điều chỉnh mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty” và Điểm c Khoản 4 điều 60 “Điều chỉnh mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty”. Luật không quy định rõ tăng giảm vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản là như thế nào kể cả Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp cũng không đề cập đến. Vốn điều lệ công ty tăng lên hoặc

giảm xuống đều ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ và các nghĩa vụ sản khác của công ty. Cũng như trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty xác định dựa trên nguồn vốn góp vào công ty.

Thứ nhất, nếu giá trị tài sản có tăng lên thì vốn điều lệ có thể tăng lên để đúng với giá trị thật của tài sản. Vậy giá trị tăng lên của tài sản là bao nhiều và được xác định bằng phương thức nào pháp luật doanh nghiệp không quy định. Để xác định giá trị tài sản thì định giá tài sản là hợp lý. Vậy việc định giá tài sản lúc này có thể do các thành viên thỏa thuận theo nguyên tắc nhất trí như lúc góp vốn thành lập công ty. Nhưng tài sản khi được đem góp vốn sẽ thuộc về sản nghiệp của công ty, nằm trong khối tài sản có của công ty và được dùng để đảm bảo cho các khoản nợ của công ty. Nếu tài sản được định giá cao hơn so với giá trị thực tế, các chủ nợ sẽ bị thiệt hại do giá trị của tài sản đảm bảo không tương xứng với giá trị của nghĩa vụ mà công ty phải thực hiện.88 Vì vậy, cần có quy định pháp luật giải quyết trong trường hợp còn bỏ ngõ chưa quy định về trường hợp này.

Ví dụ: Công ty Hiển Vinh thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 105 tỉ đồng, một năm sau thay đổi vốn lên 205 tỉ đồng, năm 2012 hai lần thay đổi vốn điều lệ lên 605 tỉ đồng và 3.427 tỉ đồng, tất cả đều được thực hiện ở Sở Kế hoạch và đầu tư Khánh Hòa. Trong quá trình tăng vốn sở kết hoạch đầu tư Khánh Hòa không kiểm tra. Đến khi báo chí nêu mới tiến hành kiểm tra thì doanh nghiệp này vẫn chưa chứng minh được số vốn khổng lồ đã đăng ký của mình.89

Thứ hai, giảm vốn điều lệ bằng phương thức giảm vốn điều lệ tương ứng với giá trại giảm xuống của tài sản. (i) Công ty tự định giá thì việc các thành viên công ty thỏa thuận giá trị tài sản thấp hơn giá trị thực nhằm tẩu tán tài sản là hết sức dễ dàng. Không có cơ chế nào đảm bảo các thành viên được quyền thỏa thuận định giá không được định giá thấp hơn giá trị thực của tài sản tại thời điểm định giá nhằm hưởng lợi từ khoản trên lệch. Nếu thành viên nắm trong tay quyền định giá này thì giá trị tài sản ắc sẽ có thay đổi về giá trị thật của nó. (ii) Trường hợp hai là công ty phải yêu cầu tổ chức định giá chuyên nghiệp

88

Nguyễn Hồng Anh, thông tin pháp luật dân sự, Phần vốn góp trong công ty có tư cách pháp nhân – tiếp cận từ góc độ pháp luật phá sản, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/08/27/3685-3/ , [ngày truy cập 29/3/2014].

89 Tuổi trẻ online, Lỗ hỏng đăng ký kinh doanh,http://tuoitre.vn/kinh-te/doanh-nhan/597026/giam-sat-doanh-nghiep- dang-co-van-de.html, 2014, [ngày truy cập 07/4/2014]

xác định giá trị thực của tài sản tại lúc định giá. Vậy nếu tổ chức định giá thấp hơn giá trị thực làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động công ty ai sẽ chịu trách nhiệm. Pháp luật chỉ quy định sẽ liên đới chịu trách nhiệm với việc định giá cao hơn giá thực tế chứ không đề cập nếu họ định giá thấp hơn giá trị thực tại thời điểm định giá. Khi giảm vốn điều lệ công ty sẽ ảnh hưởng đế khả năng trả nợ của công ty nhưng thành viên thì chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn mà thôi. Nên có hướng giải quyết cho việc giảm vốn điều lệ này.

Hai là, các trường hợp phá hạn trách nhiệm bằng việc phải chịu trách nhiệm liên đới đối với công nợ công ty bằng tài sản riêng, như: thành viên, cổ đông thỏa thuận định giá tài sản cao hơn giá trị tài sản tại thời điểm định giá trên nguyên tắc nhất trí; các cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm nếu có cổ đông không thanh toán đủ và đúng hạn số cổ phần cam kết khi thành lập công ty; hợp đồng ký kết phục vụ cho việc thành lập công ty nhưng công ty không được thành lập; giảm vốn điều lệ từ phương thức hoàn trả một phần vốn theo tỷ lệ góp vốn của các thanh viên hoặc là tiến hành phân chia lợi nhuận nhưng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của công ty; và đối với trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày công ty bị giải thể bắt buộc khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không thanh toán hết các khoản nợ cũng nhưng nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Nghĩa là, sau khi thành viên hoàn thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ hành vi của mình thì trách nhiệm của thành viên này sau đó là hữu hạn hay vô hạn đều này pháp luật không quy định.

Vậycác thành viên sẽ chịu trách nhiệm liên đới như thế nào? Trong tình huống này có hai cách hiểu về trách nhiệm liên đới: hoặc trách nhiệm này được chia đều cho các thành viên đã cố ý định sai giá trị tài sản góp vốn đó, hoặc trách nhiệm được chia tương ứng với tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên trong công ty, có nghĩa là sẽ có thành viên chịu trách nhiệm nhiều hơn, thành viên chịu phần trách nhiệm ít hơn tương ứng với phần giá trị vốn góp họ sở hữu hoặc cam kết góp vào công ty. Do đó, cần làm rõ quy định về phạm vi trách nhiệm liên đới trong Luật doanh nghiệp để tiện cho việc áp dụng và nghiên cứu luật pháp của người dân và các nhà đầu tư.90

90 Lưu Thị Tuyết, Bàn về một số hạn chế của luật doanh nghiệp 2005, Trang thanh tra Việt Nam,

3.2.2 Hướng hoàn thiện

Một là, hướng hoàn thiện pháp luật về việc công ty tăng hoặc giảm giá dựa trên giá trị tăng lên hoặc giảm xuống từ việc tăng giảm giá trị tài sản của công ty.

Thứ nhất, tăng vốn điều lệ công ty bằng phương thức điều chỉnh vốn điều lệ công ty tương ứng với giá trị tăng lên của tài sản cần được xem xét khi quy định việc tăng vốn này. (i) Thông thường tài sản công ty sử dụng qua thời gian dù lạm phát giá trị tài sản có thể tăng lên nhưng dù sao thì tài sản sẽ hao mòn, công dụng có khi giảm xuống, việc cho phép công ty điều chỉnh vốn điều lệ tương ứng giá trị tăng lên của tài sản phần nào ảnh hưởng đến giá trị thực của vốn điều lệ. (ii) Công dụng, hình thức hoạt động tài sản vẫn vậy nhưng vốn điều lệ lại tăng lên việc này sẽ ảnh hương đến khả năng thanh toán nợ bằng tài sản bảo đảm. (iii) Chỉ có vốn điều lệ tăng lên trách nhiệm của chủ sở hữu không thay đổi dễ dẫn đến việc chủ sở hữu công ty chọn hình thức này mà nâng khống giá trị tài sản. Luật doanh nghiệp nên bỏ khoản tăng vốn điều lệ ở hình thức này.

Thứ hai, cùng là liên quan đến định giá khi giảm vốn điều lệ phải được tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định, nhằm tránh việc tẩu tán tài sản khi tự định giá. Đặc biệt giá trị tài sản công ty liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty. Nên với quy định này thì kèm theo trách nhiệm của chủ sở hữu công ty sẽ phải chịu ra sao khi lạm quyền hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ về yêu cầu công ty thuê tổ chức định giá tài sản. Nói cách khác, cần có điều luật quy định trường hợp tăng, giảm vốn mà liên quan đến giá trị tài sản phải có tổ chức định giá mới được thay đổi.

Hai là, quy định cụ thể giải quyết liên đới chịu trách nhiệm của thành viên, cổ đông công ty. Phân chia trách nhiệm theo tỉ lệ góp vốn hay chia điều cho số lượng thành viên công ty. Một điều là trách nhiệm liên đới không do lỗi của tất cả mà chỉ là phần lỗi của một hay vài thành viên, cổ đông sáng lập. (i) Nếu việc chịu trách nhiệm theo tỷ lệ vốn góp vậy thì người nào góp vốn nhiều chịu trách nhiệm nhiều góp ít thì số phần chịu sẽ ít. Như vậy sẽ không đảm bảo tính công bằng giữa các thành viên và hơn hết sẽ làm các người đầu tư e ngạy góp vốn nhiều nên tỉ lệ góp vốn sẽ thấp đi. (ii) Ngược lại nếu chia đều cho các thành viên, cổ đông công ty sẽ đúng với việc chịu trách nhiệm hơn, một người làm nhiều người chịu và chịu trách nhiệm bằng nhau.

3.3 Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty khi công ty chấm dứt hoạt động hạn của chủ sở hữu công ty khi công ty chấm dứt hoạt động

3.3.1 Thực trạng

TNHH của chủ sở hữu công ty tồn tại ở mô hình công ty TNHH, công ty cổ phần như một ưu đãi cho người đầu từ kinh doanh loại hình công ty này. Tuy nhiên, thực tế thì phần ưu đãi TNHH của chủ sở hữu công ty cho đến khi công ty chấm dứt hoạt động không được nhìn nhật đúng bản chất của nó. Có thể xem xét trách nhiệm này khi công ty bị tuyên bố phá sản.

Trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty khi công ty bị tuyên bố phá sản. Chủ nợ công ty có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty khi xét thấy công ty lâm vào tình trạng phá sản. Và khi thủ tục thanh toàn tài sản của công ty đình chỉ thì Tòa án ra quyết định bị tuyên bố phá sản công ty, dù các khoản nợ của công ty có nhận đủ tiến hay không thì công ty phá sản. Khi đó chủ nợ coi nhưng mất trắng, vậy nên thực tế rằng khi xét thấy công ty không thể thanh toán nợ thì ở một số chủ nợ họ không làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty. Hoặc chủ sở hữu làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty, nhưng Tòa án không thụ lý.

Mà chủ sở hữu công ty không có nghĩa vụ dùng tài sản riêng để thanh toán nợ

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)