Tăng vốn điều lệ công ty

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 50)

Về mặt kinh tế, vốn điều lệ công ty là phương tiện để công ty hoạt động kinh doanh. Vậy nên tăng vốn điều lệ công ty về mặt kinh tế, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh, chiến lược phát triển công ty, cải tiến kỹ thuật sản xuất để cạnh tranh với công ty khác cũng như nâng chất lược kinh doanh phục vụ tốt cho khách hàng, đối tác và người lao động. Về mặt pháp lý, vốn điều lệ là cơ sở để đảm bảo việc thanh toán nợ của công ty đối với chủ nợ. Đa số khi hợp tác hay cho vay, chủ nợ vững tin về con nợ khi xem xét tình hình hoạt động và số vốn điều lệ của công ty. Vậy nên, việc tăng vốn điều lệ góp tạo niềm tin cho với đối tác, ngân hàng hơn.

Lúc này, trách nhiệm của chủ sở hữu công ty vẫn là trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. Trách nhiệm đó nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào mức vốn chủ ở hữu đầu tư vào công ty. Tùy theo mô hình công ty mà pháp luật quy định phương thức tăng vốn điều lệ đặc trưng của loại công ty.

Với công ty TNHH, lựa chọn tăng vốn góp của các thành viên, khi đó tỉ lệ vốn góp của từng thành viên trong công ty không thay đổi vì dựa trên tỷ lệ vốn góp của từng thành viên. Nghĩa là trách nhiệm của họ tăng tương ứng với phần vốn góp đó. Tuy nhiên, trong trường hợp có thành viên công ty phản đối việc thêm vốn góp để tăng điều lệ công ty, thành viên đó có quyền không góp và đương nhiên phần góp vốn của thành viên đó sẽ được chia ra cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng và khi đó tỷ lệ góp vốn điều lệ trong công ty sẽ có sự thay đổi. Khi đó, trách nhiệm của mỗi thành viên có thể thay đổi tương ứng với phấn vốn góp đó. Nhưng nếu biểu quyết trong cuộc hợp hội đồng thành viên không đủ tỷ lệ thông qua được quy định ở Điều lệ công ty hoặc luật định thì vấn đề tăng vốn điều lệ sẽ không được tiến hành.71

71Xem khoản 2 điều 52 Luật DN 2005. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây: Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định, trừ các trường hợp quy định tại điểm b Khoản này.

Việc này sẽ không xảy ra nếu đó là công ty TNHH 1 thành viên, bởi chủ sở hữu của loại hình công ty là một cá nhân hay một tổ chức hợp pháp, nên dù có tăng vốn điều lệ bao nhiêu thì quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vẫn không thay đổi. Chỉ khác chăng đó là họ đầu tư vốn nhiều hơn trước nên trách nhiệm của chủ sở hữu với vốn góp nhiều hơn trước và được hưởng lợi nhuận từ vốn đó nhiều hơn nếu công ty kinh doanh có lời. Ngược lại, nếu hoạt động công ty không tốt dẫn đến thua lỗ, nợ nần thì chủ sở hữu sẽ dần mất đi số vốn góp vào công ty, có thể mất đi một phần hoặc toàn bộ số vốn góp nhưng vẫn không ảnh hưởng gì đến tài sản riêng của chủ sở hữu công ty.

Có phương thức tăng vốn điều lệ công ty, nhưng trách nhiệm của chủ sở hữu vẫn không thay đổi, đó là điều chỉnh mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty. Ở cách lựa chọn hình thức tăng vốn điều lệ này thì thực chất chỉ thay đổi về mặt pháp lý, tránh việc sử dụng vốn điều lệ “ảo” ở một số doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, giá trị tài sản của công ty có thể tăng lên do việc các thành viên không phân chia lợi nhuận mà sử dụng lợi nhuận đó tiếp tục đầu từ kinh doanh. Khi đó tài sản công ty không chỉ làm phần tài sản có trước đó mà đã được tăng lên theo chu kỳ mỗi lần chủ sở hữu dùng lợi nhuận tiếp tục đầu tư kinh doanh. Để tiến hành hợp thức hóa những tài sản đó, thay vì chủ sở hữu phân chia lợi nhuận đã có. Nhưng họ chọn việc tăng vốn điều lệ công ty từ số lợi nhuận mà họ kím được mà không phải bỏ thêm đồng vốn riêng nào từ túi của mình. Khi đó về mặt pháp lý rõ ràng vốn điều lệ được tăng lên tuy nhiên trách nhiệm của chủ sở hữu là không thay đổi. Ngoài ra vốn điều lệ còn tăng tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty.

Điều đáng lưu ý ở công ty TNHH 1 thành viên thì việc lựa chọn thêm vốn góp của thành viên mới tức là đã tự phá vỡ mô hình kinh doanh một chủ của công ty mình. Khi đó họ phải tiến hành chuyển đổi công ty thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Và lúc này chủ sở hữu không còn toàn quyền quyết định mọi vấn đề của công ty nữa, từ cơ cấu tổ chức, quản lý đến phân chia lợi nhuận đều phải chia sẽ với thành viên mới. Tuy nhiên lợi thế của việc thêm vốn góp của thành viên mới ở đây là chủ sở hữu có thể chia sẽ gánh nặng tài chính cũng như rủi ro kinh doanh cho người khác trong khi có thể mở rộng quy mô kinh doanh.

Ở công ty cổ phần Luật doanh nghiệp 2005 không quy định rõ về việc tăng, giảm vốn điều lệ công ty. Tuy nhiên, từ những quy định riêng lẽ chúng ta có thể xem xét việc

tăng vốn điều lệ. Để nhận biết cổ đông công ty thì chủ thể đó sở hữu ít nhất cổ phần được quyền phát hành của công ty. Vậy thì công ty có thể tăng vốn từ việc phát hành cổ phần, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần, trả cổ tức bằng cổ phiếu.72

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)