Khi công ty bị tuyên bố phá sản

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 61)

Phá sản là hiện tượng kinh tế bình thường, khách quan, phát sinh khi các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu. Phá sản hiện nay không chỉ là việc chấm dứt hoạt động, thu hồi toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và thanh toán cho các chủ nợ theo một thứ tự nhất định.

79 Xem điểu 159 Luật doanh nghiệp 2005.

Phá sản còn một khía cạnh đáng lưu ý ít ai biết đến là, tạo cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thỏa thuận với các chủ nợ, tái cấu trúc lại doanh nghiệp và lên kế hoạch trả nợ hợp lý để trở lại hoạt động bình thường.80

Trong phạm vi đề tài, người viết phân tích trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty bị tuyên bố phá sản.

Các chủ nợ không có đảm bảo và có đảm bảo một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.81 Để có thể đòi nợ công ty thông qua thủ tục thanh lý tài sản khi có yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty. Để nhận thấy công ty lâm vào tình trạng phá sản thì thông thường khi chủ nợ yêu cầu mà công ty không thanh toán được nợ đến hạn. Đa số ở những công ty thua lỗ trong kinh doanh mới không thể thanh toán được nợ đến hạn. Khi đó, tổng tài sản có của công ty lâm vào tình trạng phá sản thường sẽ nhỏ hơn tổng tài sản nợ. Dù rằng, công ty sẽ chịu trách nhiệm vô hạn cho đến khi hết tài sản của mình để thanh toán nợ nhưng chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn nên việc đảm bảo thanh toán hết nợ công ty cho các chủ nợ là điều hoàn toàn khó có thể.

Như đã biết về bản chất trách nhiệm hữu hạn, khi công ty phá sản chủ sở hữu không phải bỏ thêm vốn vào công ty và cũng không được công ty chia lại đồng nào nếu như tổng tài sản có của công ty nhỏ hơn tổng tài sản mà công ty nợ. Và chính chủ nợ sẽ trả giá có cái mà chủ sở hữu công ty được hưởng “trách nhiệm hữu hạn”.82 Vì vậy, theo tinh thần luật phá sản là, một phần nhằm bảo vệ chủ nợ công ty có thể được nhận thanh toán từ công ty khi nó bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc này phần nào xuất phát từ việc trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty. Các chủ nợ không thể yêu cầu chủ sở hữu công ty thanh toàn nợ thay cho công ty hoặc thanh toán phần còn lại khi công ty không thanh toán đủ cho họ, mà chỉ trông chờ vào phần tài sản hiện có của công ty mà thôi.

Trường hợp tệ nhất công ty không còn tài sản nào để thanh toán thì chủ nợ xem như mất trắng khoản nợ, mà chủ sở hữu công ty cũng mất đi phần tài sản góp vốn vào công ty nhưng không hề ảnh hưởng đến tài sản riêng của mình. Có thể nói trách nhiệm

80Nên thay đổi cách nhìn về hiện tượng phá sản,http://vcci.com.vn/kien-thuc/20101221023835513/nen-thay-doi- cach-nhin-ve-hien-tuong-pha-san.htm, [ngày truy cập 09/4/2014].

81 Xem khoản 1 điều 13 Luật phá sản 2004.

hữu hạn trong trường hợp này phát huy tối ưu nhất cho chủ sở hữu công ty, nó góp phần bảo vệ chủ sở hữu không bị ảnh hưởng đến tài sản cá nhân khác từ việc công ty phá sản.

Khi công ty hoàn thành thủ tủc phá sản sẽ được tòa án ra quyết định tuyên bố công ty phá sản, các khoản nợ chưa được thanh toán đầy đủ cũng coi như đã thanh toán và chủ nợ không có quyền đòi nợ. Trách nhiệm hữu hạn tồn tại khi có công ty nên công ty chấm dứt tồn tại đồng nghĩa với việc trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty cũng kết thúc theo số phận công ty. Vậy nên nếu như chủ sở hữu không chuyển toàn bộ vốn góp cho chủ thể khác, tức là không rút vốn trong quá trình công ty hoạt động thì trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tồn tại cho đến khi công ty giải thể hoặc phá sản.

Tóm lại, từ khi thành lập, hoạt động và rồi chấm dứt sự tồn của công ty. Chủ sở hữu là chủ thể phần vốn góp công ty luôn song hành cùng công ty. Với việc công ty mang tính trách nhiệm hữu hạn mà trong quá trình song hành đó chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm với dựa phần vốn góp vào công ty. Với đặc trưng này pháp luật gián tiếp khuyến khích giới kinh doanh đầu tư vào lĩnh vực có độ rủi ro cao, bởi nó tạo ra một sự an toàn nhất định cho các nhà đầu tư trong việc phân tán các rủi ro trong kinh doanh.83

Trong một số trường hợp trách nhiệm của chủ sở hữu không còn là hữu hạn mà là vô hạn để thanh toán nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty khi không thực hiện nghĩa vụ hoặc lạm quyền.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CỦA CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu chế định trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty tại việt nam (Trang 61)