Tài sản đầu tư của chủ sở hữu là cơ sở vật chất quan trọng để công ty tồn tại và hoạt động. Tài sản đầu tư là những thứ mà pháp luật quy định là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của người đầu tư thành lập công ty. Nói cách khác, nhà đầu tư có thể dùng bất kỳ loại tài sản nào được xem là hợp pháp để góp vốn thành lập công ty. Những loại tài sản góp vốn có thể là tiến Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí mật kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thanh viên góp để tạo thành vốn của công ty.53
Nhà đầu tư thỏa thuận với nhau về loại tài sản có thể góp vốn vào công ty. Sau khi thỏa thuận số vốn cam kết góp cũng như loại tài sản mà chủ sở hữu góp vốn. Để hợp thức hóa phần tài sản đem góp vốn chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu phải tiến hành định giá trị tài sản sau đó chuyển giao tài sản đó sang công ty khi thành lập.
52 Xem khoản 2 điều 94 Luật phá sản 2004.
Thứ nhất, định giá tài sản góp vốn. Định giá tài sản góp vốn là việc quy đổi giá trị tài sản góp vốn thành đơn vị tiến tệ, ở đây là Việt Nam đồng. Tức những tài sản không phải là tiến Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và vàng thì phải được thành viên, cổ đông sang lập hoặc tổ chức định giá tài sản chuyên nghiệp định giá.54 Người góp vốn được nhận phần vốn góp có giá trị tương ứng với giá trị tài sản góp vốn. Vì thế việc định giá tài sản là chìa khóa để phân chia quyền lực và lợi ích tài chính của họ trong công ty, như: quyền biểu quyết, quyền phân chia lợi nhuận, quyền nhận lại tài sản sau khi công ty giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản tương ứng với phấn vốn góp. Và quan trọng nhất chủ sở hữu công ty đều chịu tránh nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp hoặc cam kết góp, nên việc định giá tài sản góp vốn là cơ sở đề xác định phần vốn góp của họ vào công ty là bao nhiều, từ đó xác định được phạm vị chịu trách nhiệm hữu hạn của họ.
Việc định giá tài sản góp vốn thành lập công ty được pháp luật cho phép các thành viên, cổ đông sáng lập tham gia định giá, tự do trong việc định giá tài sản góp vốn thành lập theo nguyên tắc nhất trí. Nghĩa là các thành viên phải đồng ý không phân biệt người góp nhiều hay góp ít vốn.55
Nguyên tắc này thể hiện quyền tự do kinh doanh với cơ chế tự kiểm soát và mối quan hệ chặc chẽ về quyền lợi giữa các thành viên, cổ đông buộc họ phải định giá đúng.
Tuy nhiên, có khi vì muốn nâng cao tiềm lực tài chính công ty, nâng cao uy tín và vị thế trong kinh doanh hoặc vì mục đích không chính đáng khác thành viên, cổ đông sáng lập cố ý thỏa thuận định giá tài sản cao hơn giá thực tế tại thời điểm định giá. Việc làm này làm cho chủ thể góp vốn bằng tài sản đó được hưởng quyền lợi nhiều hơn các cổ đông, thành viên khác. Khi đó, quyền lợi của công ty, của đồng chủ sở hữu khác, của chủ nợ đồng thời bị xâm phạm. Làm cho công ty sở hữu giá trị tài sản ảo nhưng thực tế về trị giá tài sản thật thấp hơn. Việc nắm ảo về nguồn vốn trong kinh doanh ít nhiều gây ảnh hưởng xấu nến hoạt động của công ty, như dùng tài sản đảm bảo để vay vốn.
Ngoài ra, với chủ sở hữu được định giá tài sản cao hơn giá trị thực sẽ hưởng lợi nhuận nhiều hơn số lợi nhuận mà đáng lẽ họ được hưởng. Bởi, việc phân chia lợi nhuận dựa trên tỷ lệ phần vốn góp của chủ sở hữu. Và các đồng chủ sở hữu khác sẽ ảnh hưởng
54 Xem khoản 1 điều 30 Luật doanh nghiệp 2005.
55 Phạm Duy Nghĩa, Luật doanh nghiệp: tình huống-phân tích-bình luận, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2009, Tr 80.
từ việc phân chia lợi nhuận như thế. Có lẽ, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất ở đây chính là chủ nợ công ty, nếu dùng tài sản định giá đó đem trả nợ thì rõ ràng giữa số nợ và giá trị của tài sản có sự chênh lệch sẽ làm chủ nợ nhận tài sản bị thiệt hại.
Vì vậy, nhằm đảm bảo việc trao quyền cho các thành viên, cổ đông sáng lập tự do định giá tài sản không bị lạm dụng, việc liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp thành viên, cổ đông sáng lập định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn buộc các thành viên, cổ đông sáng lập phải định giá đúng giá trị tài góp vốn. Dù rằng chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp nhưng trong trường hợp này trách nhiệm hữu hạn đó bị phá vỡ bằng việc chịu trách nhiệm liên đới bằng số trên lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm kết thúc định giá.56
Theo luật doanh nghiệp 2005, việc góp vốn khi thỏa thuận thành lập doanh nghiệp không quy đinh là các thành viên, cổ đông sáng lập có thể yêu cầu tổ chức định giá chuyên nghiệp thẩm định giá. Khi mà tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định ít nhất đảm bảo giá trị tài sản của góp vốn được chính xác giá trị thực hơn. Đồng thời đảm bảo quyền của các thành viên, cổ công khác không bị ảnh hưởng và khả năng các thành viên, cổ đông lạm dụng quyền, hạn chế trường hợp họ phải chịu trách nhiệm vô hạn.
Thứ hai, chuyển quyền đối với tài sản góp vốn thành lập công ty. Thật ra, việc góp vốn thành lập công ty là một hành vi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản giữa người góp vốn vào công ty. Việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản này phải tuận theo quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản.
Để đảm bảo đặc điểm công ty là một pháp nhân, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm khi tham gia các quan hệ pháp luật bằng chính tài sản của mình thì chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu công ty gọi chung là chủ sở hữu phải làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản một cách hợp pháp sang công ty. Khi công ty có tài sản riêng tách bạch với tài sản của chủ sở hữu thì mọi hoạt động của công ty được thực hiện dựa trên chính tài sản của nó. Vì vậy chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong pham vi số vốn cảm kết góp. Thông qua đó, TNHH gián tiếp bảo vệ tài sản riêng của chủ sở hữu
trong quá trình công ty hoạt động và trực tiếp bảo vệ chủ sở hữu trước công nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải được ký xác nhận của người đại điện theo pháp luật và người góp vốn hoặc người đại diện ủy quyền. Trong biên bản phải ghi rõ tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; những thông tin cơ bản về người góp vốn; loại tài sản, số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản trong vốn điều lệ công ty.57
Đối với tài sản phải đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 58 Khi đó, quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản góp vốn được chuyển cho công ty kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản đó. Việc giao và nhận tài sản góp vốn có thể thực hiện trước hoặc sau khi hoàn tất thủ tục sang tên, tuỳ thuộc sự thoả thuận giữa các bên. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, công ty chỉ trở thành chủ sở hữu đối với tài sản góp vốn (hoặc người sử dụng đất) kể từ ngày giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng được cấp.59
Và việc chuyển quyền sở hữu với tài sản không phải chịu phí trước bạ.
Vậy có thể nói, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản khi góp vốn thành lập công ty là cơ sở phát sinh trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu công ty không còn quyền tài sản đối với những tài sản góp vốn, thay vào đó chủ sở hữu sẽ được sở hữu phần vốn góp mà công ty thừa nhận từ việc góp vốn của chủ sở hữu. Và kèm theo đó là sẽ hưởng trách nhiệm hữu hạn.