Môi trường pháp lý: các nhân tố pháp lý bao gồm các luật lệ, quy định,
trường pháp lý ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dung ngân hàng cũng như là hoạt động cho vay tiêu dùng bởi các chính sách về tăng giảm lãi suất, và những hạn chế trong cho vay, buột các ngân hàng phải tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định, điều này đã ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Hiện nay, việc quản lý của Nhà nước, quản lý kinh doanh của NHNN đối với các ngân hàng cấp dưới, các ngân hàng cổ phần còn chưa chặt chẽ, đối với chức năng ngân hàng của các ngân hàng, chủ yếu thực thi bằng mệnh lệnh, văn bản còn cứng nhắc, chưa cụ thể, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của hệ thống.
Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như các
chính sách, cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, yếu tố lạm phát, thu nhập quốc dân, lãi suất, tỷ giá, tiền lương,…các yếu tố này không những có vai trò định hướng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân.
Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng tăng tín dụng tiêu dùng cũng tăng. Ngược lại, kinh tế trì trệ, lạm phát kéo dài, thất nghiệp tăng cao, đầu tư các doanh nghiệp không mang lại hiệu quả, đời sống người dân khó khăn, chi tiêu giảm, nhu cầu vay cũng giảm đi, vốn trong ngân hàng đóng băng, lợi nhuận sụt giảm, dẫn đến nhiều rủi ro.
Môi trường cạnh tranh: trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh là tất
yếu, canh tranh sẽ giúp nền kinh tế mau chóng phát triển, không ngừng đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới, chiến lược phát triển mới…. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, canh tranh giúp các ngân hàng không ngừng mở rộng thị phần, tăng cường củng cố và sử dụng vốn có hiệu quả hơn, sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của người dân. Đối với hoạt động tín dụng, cạnh tranh là sự thể hiện khả năng sử dụng vốn hiệu quả và số dư nợ của từng năm, đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, sản phẩm cho vay càng phong phú linh hoạt, lãi suất hấp dẫn thì người tiêu dùng sẽ đến ngân hàng đó. Bởi vậy, ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cường các nguồn lực nội tại để đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
tín dụng, khách hàng sử sụng vốn sai mục đích, không đúng với phương án kinh doanh đề ra, nên không thu hồi vốn được, không tiền trả nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó, nếu có khả năng tài chính tốt, thu nhập ổn định thì thu nợ khách hàng sẽ dễ dàng hơn, và ngược lại. Nếu khách hàng ý thức và tuân thủ nguyên tắc cho vay tiêu dùng, và trong vấn đề thế chấp tài sản, thì việc cho vay diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao về mọi mặt.