Nợ xấu cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng (Trang 71)

Ngoài việc đánh giá tình hình doanh số cho vay, doanh số thư nợ, dư nợ cho vay như trên, ta cũng cần xem xét đến tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng. Nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn được xếp vào nhóm 3 đến nhóm 5 trong tổng dư nợ: nhóm 3 là các khoản nợ từ 91 đến 180 ngày, nhóm 4 là từ 181 đến 360 ngày, nhóm 5 là các khoản nợ trên 360 ngày.

Hình 4.5 Tình hình nợ xấu CVTD của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014

Bảng 4.12 Tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 đến 6 tháng năm 2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6/2013 6/2014 2012/2011 2013/2012 (6/2014)/(6/2013) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Nhóm 3 1.590 2.295 1.000 1.575 0 705 44,34 (411) (17,91) 0 0 Nhóm 4 414 683 926 1.000 750 269 64,97 482 70,57 (250) (25,00) Nhóm 5 541 280 3.315 1.329 4.026 (361) (66,73) 1.773 633,21 2.697 202,93 Nợ xấu 2.545 3.258 4.241 3.904 4.776 713 28,01 1.843 56,57 872 22,34

Dựa vào bảng số liệu 4.12 thấy được nợ xấu của cho vay tiêu dùng tăng qua từng năm, đặc biệt là năm 2013 tăng 56,57% so với cùng kỳ. Tình hình nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây đó cũng là vấn đề mà các ngân hàng hiện đang đối mặt, tình hình nợ xấu chung của Chi nhánh như đã được phân tích ở phần trên. Việc huy động vốn dồi dào các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhưng không kiểm soát và lường trước được rủi ro, nền kinh tế biến động, sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn kho cao, rào cản thương mại trở ngại trong xuất nhập khẩu khiến các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, nhiều công ty bị phá sản. Đó là tình hình chung của hầu hết các ngân hàng trên cả nước, không riêng vì NHN0&PTNT Cái Răng, nợ xấu đang trong tốc độ khó kiểm soát. Cho vay tiêu dùng tuy là một mảng nhỏ trong hoạt động tín dụng, nhưng nó đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tiêu dùng cũng đồng thời tăng chi phí dự phòng cho hoạt động này, cho nên lợi nhuận có xu hướng giảm như phân tích trong kết quả hoạt động kinh doanh, kèm theo đó tăng rủi ro tín dụng bởi các khoản cho vay tuy nhỏ lẻ, nhưng vì số lượng khách hàng là cá nhân đông đảo nên rất khó kiểm soát, việc thu hồi nợ đúng hạn có lúc khó có thể thực hiện được.

Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNTquận Cái Răng, TP Cần Thơ

Trong thời gian qua, nợ xấu cho vay tiêu dùng càng tăng và chiếm tỷ lệ rất cao tổng nợ xấu của Ngân hàng, các khoản nợ tập trung chủ yếu ở các đối tượng là cá nhân và hộ gia đình thông qua hình 4.6 thấy rõ điều đó, nguyên nhân là do khách hàng chậm trả tiền vay và lãi, cán bộ tín dụng đã chủ quan trong quá trình xét duyệt hồ sơ tư cách và thu nhập của khách hàng, chưa hiểu hết sản phẩm cho vay này, không có biện pháp cụ thể xử lý món nợ quá hạn và còn thiếu chủ động trong công tác thu hồi nợ, một bộ phận khách hàng trả nợ đều hàng kỳ thường là khách hàng truyền thống có uy tín với ngân hàng, một bộ phận sử dụng tiền vay sai mục đích, hiệu quả đem lại không cao, không thể trả hết nợ, các món nợ kỳ trước chưa trả tiếp tục dồn đến kỳ sau, nợ càng cao thì tâm lý khách hàng càng khó kiểm soát, đến hạn trả nợ khách hàng có tâm lý trốn tránh, hoặc không liên lạc được, nên thu nợ rất khó khăn. Nợ xấu thường tập trung vào những khoản nợ có tài sản đảm bảo, các khoản cho vay để mua đất mua sắm phương tiện đi lại, vì giá trị lớn nên khó thu hồi nhanh, đối với vay tín chấp thường giành cho các cán bộ quen biết, những khách hàng truyền thống có uy tín cao, khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn nên rất hạn chế nợ xấu.

Để đổi lại lợi nhuận cao thì Ngân hàng cũng đối mặt với rủi ro cao. Kiểm soát nợ xấu đi đôi với tăng trưởng tín dụng bây giờ là nhiệm vụ hàng đầu đối với Ngân hàng. Hiện nay Ngân hàng tập trung và xử lý nợ xấu theo văn bản 7306/NHN0-KHDT ngày 16/9/2013 trong vấn đề cơ cấu lại nợ và kiểm soát nợ xấu, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có lợi nhuận càng cao thì trong thời gian tới Ngân hàng cần siết chặt tỷ lệ nợ xấu mục đích giảm trích lập chi phí dự phòng để giảm chi phí, bên cạnh đó đa dạng sản phẩm cho vay để pha loãng nợ xấu, đủ sức cạnh tranh lâu dài trên thị trường.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng (Trang 71)