Bất kỳ lúc nào cũng vậy, hoạt động cho vay luôn đi đôi với hoạt động thu hồi nợ. Hay doanh số cho vay cao luôn đi kèm theo là doanh số thu nợ cao. Tình hình thu nợ cụ thể như sau:
Bảng 4.8 Tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) THEO THỜI HẠN VAY
Ngắn hạn 83.141 66,84 108.490 64,97 102.014 66,02 25.349 30,49 (6.476) (5,97) Trung hạn 38.263 33,16 58.492 35,03 52.512 33,98 20.229 52,86 (5.980) (10,22)
THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY
Sửa chữa, mua đất làm nhà
ở 84.379 69,50 118.535 70,99 98.757 63,91 34.156 40,48 (19.778) (16,68) Mua sắm phương tiện đi
lại 9.007 7,42 12.097 7,24 17.281 11,18 3.090 34,31 5.184 42,85
Mua sắm nội thất gia đình 12.789 10,53 19.013 11,38 19.225 12,44 6.224 48,66 212 1,11 Cho vay nhu cầu khác 15.229 12,55 17.337 10,39 19.263 12,47 2.108 13,84 925 5,04
Doanh số thu nợ 121.404 100 166.982 100 154.526 100 45.578 37,54 (12.456) (7,45)
Ngược lại với tình hình cho vay, thu nợ trong giai đoạn này không ổn định, tăng 2012 và giảm ở năm 2013, chủ yếu là do khả năng trả nợ khách hàng trong giai đoạn này yếu đi. Với cuộc đua giải tỏa áp lực tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước, với nguồn vốn huy động ngày càng dồi dào trong khi cho vay lại thấp, các doanh nghiệp vẫn còn nhiều gào cản trong hoạt động kinh doanh, nên nhu cầu vay vốn để sản xuất giảm đi đáng kể, buột các ngân hàng chuyển hướng sang đối tượng khách hàng là cá nhân để tăng doanh số cho vay. Bởi vậy trong những năm gần đây, doanh số cho vay tiêu dùng tăng trưởng cao, đi kèm theo nó là rủi ro cao vì nợ xấu ngày càng tăng lên. Không riêng vì NHN0&PTNT Cái Răng, trong nhhững năm qua, khách hàng đến vay ngày càng tăng, giờ đây vay tiêu dùng không còn là vấn đề khó khăn đối với mọi người, khoảng cách của người tiêu dùng ở thành thị và nông thôn với ngân hàng càng gần hơn, cũng chính vì thế, chạy theo doanh số kéo theo nợ xấu tăng cao bởi không kiểm soát được công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, Ngân hàng đã có những biện pháp đúng đắn trong công tác thu hồi nợ nên kết quả khả quan.
Năm 2012, các khoản thu đều tăng so với cùng kỳ. Thường các khoản cho vay để mua đất và sửa chữa nhà, mua sắm ô tô là các khoản vay có giá trị lớn, thời gian đáo hạn trung hạn, nên doanh số thu nợ cao hơn và được chú trọng nhiều hơn. Các khoản còn lại thông thường có thời hạn ngắn, giá trị thấp hơn nên thu hồi vốn nhanh. Sang năm 2013, doanh số thu nợ tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp, riêng thu trong khoản sửa chửa, mua nhà đã giảm 19.778 triệu đồng, vì khoản mục này chủ yếu là cho vay trung hạn, ngắn hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ nên nhìn chung thu nợ theo kỳ hạn cũng giảm.
Nguyên nhân là từ phía Ngân hàng, trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, cán bộ còn chủ quan xem đây là khoản mục có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn nên chưa kiểm tra và đánh giá chính xác thu nhập và mục đích sử dụng vốn cầu khách hàng, một bộ phận khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và khó thu hồi vốn được, cán bộ tín dụng còn bị động trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, chưa bám sát quá trình sử dụng vốn của người tiêu dùng, điển hình là khoản mục cho vay mua sắm nội thất gia đình cho vay tăng 10,76% trong khi đó chỉ tăng thu 1,11%. Thêm vào đó, hoạt động cung cấp thông tin giữa các chi nhánh trên địa bàn còn hạn chế, một số chi nhánh trang bị đầy đủ công nghệ cũng như có bộ phận theo dõi khách hàng vay vốn chuyên biệt, đới với Chi nhánh NHN0&PTNT Cái Răng gặp trở ngại trong việc thu thập thông tin, do thường xuyên bị lỗi trong hệ thống mạng, việc điều tra thu nhập thông
doanh của người nông đân gặp nhiều khó khăn do giá thành sản phẩm thấp, trong khi chi phí đầu vào lại cao, xuất khẩu gạo bị cạnh tranh mạnh, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm, một bộ phận nông dân mất mùa…Sức mua thị trường yếu đi, giá cả hàng hóa cao trong khi thu nhập bình quân lại thấp, chứng tỏ phần nào khả năng trả nợ kém của khách hàng, cũng như hạn chế nhu cầu vay vốn mới, khiến cho công tác thu hồi vốn trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn
Giai đoạn 6/2013 – 6/2014
Bảng 4.9 Tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng tại NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 – 6/2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6/2013 6/2014 (6/2014)/(6/2013) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) THEO THỜI HẠN Ngắn hạn 34.458 56,23 44.394 52,06 9.936 28,83 Trung hạn 26.823 43,77 40.881 47,94 14.058 52,41 THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN VAY
Sửa chữa, mua đất
làm nhà ở 45.876 74,86 59.933 70,17 13.967 30,44 Mua sắm phương
tiện đi lại 3.228 5,27 9.723 11,40 6.495 201,20 Mua sắm nội thất
gia đình 5.054 8,25 6.419 7,53 1.365 27,01 Cho vay nhu cầu
khác 7.123 11,62 9.200 10,9 2.077 29,16
Doanh số thu nợ 61.281 100 85.275 100 23.994 39,15
Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNTchi nhánh quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 6/2013-6/2014
Đến 6 tháng 2014, công tác thu hồi nợ được quan tâm nhiều hơn, cũng do là giữa năm nên tài chính của các cá nhân và hộ gia đình cũng ổn định hơn đầu năm nên thu nợ sẽ càng thuận lợi. Để giải quyết khó khăn cho năm vừa rồi, tập thể Ngân hàng tăng cường hoạt động thu nợ với mọi hình thức nên tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Công tác thu hồi nợ đã tăng 23.994 triệu đồng, trong
đó thu tăng mạnh là thu cho việc mua sắm phương tiện đi lại. Hiện Chi nhánh đang cơ cấu lại nhóm nợ, để kiểm soát nợ xấu, thắt chặt thu nợ đối với những hợp đồng giá trị lớn nên khoản mục thu trung hạn cũng được chú trọng hơn và tăng nhanh. Để đạt kết quả tốt cho thời kỳ vừa qua là do sự nổ lực của cán bộ tín dụng chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng từ lúc đánh giá khách hàng đến phát vay, trình độ chuyên môn về nghiệp vụ được nâng cao, tích cực nghiên cứu thị tường và đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng, tiếp cận khách hàng. Song song với quá trình sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng luôn cử cán bộ xử lý nợ thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích của khách hàng. Nên thu nợ giai đoạn này đạt hiệu quả. Cũng trong giai đoạn này quá trình thu nợ diễn ra thuận lợi bởi trình độ dân trí, ý thức của người sử dụng vốn vay ngày càng cao, món nợ càng kéo dài thì số tiền trả càng cao, nếu không trả nợ có thể sẽ bị mất nhà ở, và áp lực tâm lý thiếu nợ sẽ càng tăng. Kinh tế Quận được khôi phục, người dân có thu nhập ổn định hơn, nên việc đầu tiên họ quan tâm là cố gắng thanh toán hết nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, lãi suất cho vay có xu hướng giảm trong thời gian tới, khách hàng trả nợ sớm có thể vay tiếp món nợ mới với lãi suất thỏa thuận với ngân hàng.
Nhìn chung, công tác thu nợ của Ngân hàng trong quá trình phân tích trên còn nhiều khó khăn, tuy có tăng trưởng vào đầu năm 2014 nhưng chưa phản ánh hết hiệu quả của hoạt động này. Nếu ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng để tăng doanh số thì cần có những biện pháp an toàn hơn để thu hồi nợ trong thời gian tới, nhằm tránh rủi ro và bảo vệ uy tính truyền thống của ngân hàng trên địa bàn.