ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng (Trang 39)

3.3.1 Mục tiêu chiến lược

Để phát triển bền vững trong thời gian tới NHN0&PTNT quận Cái Răng đã đề ra một số mục tiêu cụ thể trong năm 2014 như:

- Tổng nguồn vốn đạt 4.280 tỷ đồng (tăng 16% so với năm 2013) - Tổng dư nợ: 6.515 tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2013)

- Tỷ lệ cho vay Nông nghiệp Nông thôn: 83% - Tỷ lệ nợ xấu: 2%

- Số thẻ phát hành: 13.000 thẻ - Tổng thu nhập: 850 tỷ đồng - Chi phí: 752 tỷ đồng

- Chênh lệch thu – chi (chưa lương): 140 tỷ đồng - Hệ số lương đạt được: từ hệ số 1 trở lên

- Xử lý rủi ro: 10 tỷ đồng

- Thu hồi nợ XLRR: 15 tỷ đồng

3.3.2 Phương hướng hoạt động

Với tình hình kinh tế còn nhiều chuyển biến phức tạp, để hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, tập thể NHN0&PTNT quận Cái Răng đã đề ra một số phương hướng và nhiệm vụ hoạt động trong thời gian tới:

- Tiếp tục là ngân hàng chủ đạo trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, dựa trên cơ sở thu hồi các khoản nợ đã quá hạn và kiểm soát ở mức thấp. Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, thẩm định thật kỹ các dự án (món vay) nếu không hiệu quả kinh tế, năng lực tài chính yếu dứt khoát từ chối cho vay, đẩy mạnh công tác kiểm tra việc sử dụng vốn, phát hiện sai phạm xử lý kịp thời theo chế độ quy định.

- Công tác huy động vốn tại chỗ là nhiệm vụ trọng tâm, tập trung huy động vốn ở khu vực dân cư, các đối tượng nằm trong dự án bồi hoàn đất, các cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội…trong và ngoài địa bàn.

- Tăng nguồn thu lãi tiền vay, chú trọng nguồn thu dịch vụ, giảm chi phí chưa thực sự cần thiết, tiến hàng tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng. Quản lý và sử dụng có hiệu quả, an toàn tài sản của Nhà nước, kinh doanh có lãi, đủ chi lương theo quy định.

- Trong thời gian tới, toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng tiếp tục phát huy sức mạnh tập thể và những thành tích đã đạt được, duy trì và đẩy mạnh các phong trào thi đua, khắc phục khó khăn, thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng đơn vị ổn định và phát triển bền vững.

- Bám sát quá trình hoạt động của Ngân hàng các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ, tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, mở rộng với đi đôi nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ tiện ích, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập, giữ vững thương hiệu văn hóa ngân hàng. Hoàn thành mục tiêu và kế hoạch đề ra trong năm 2014.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG

4.1 TÌNH HÌNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 NHÁNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.1.1 Tình hình cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng

NHN0&PTNT quận Cái Răng là một ngân hàng Thương mại quốc doanh cũng như mọi ngân hàng khác, để thực hiện đúng chức năng kinh doanh tiền tệ thì Ngân hàng luôn tực hiện đúng phương châm “đi vay để cho vay”, Ngân hàng chú trọng công tác huy động vốn, nó mang tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, Ngân hàng cần tạo được nguồn vốn ổn định để đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng. Trong thời gian qua công tác huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng cùng với chỉ đạo của cấp trên và sự nỗ lực của tập thể Ngân hàng đã tạo lập được một nguồn vốn ổn định, phục vụ cho hoạt động tín dụng, góp phần cải thiện đời sống người dân nơi đây, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa bàn. Tình hình cơ cấu nguồn vốn Ngân hàng sẽ được phân tích rõ hơn thông qua các bảng số liệu sau:

4.1.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

 Giai đoạn 2011-2013

Bảng 4.1 Tình hình cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNT quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Vốn huy động 320.612 84,03 391.818 92,41 504.437 94,01 71.206 22,21 112.619 28,74 Vốn điều chuyển 60.945 15,97 31.873 7,59 32.114 5,99 (29.072) (47,70) 241 0,76 Tổng nguồn vốn 381.557 100 423.691 100 536.551 100 42.134 11,04 112.860 26,64

Dựa vào bảng số liệu trên, thấy được nguồn vốn tăng trưởng qua các năm, vì là Ngân hàng chi nhánh nên nguồn vốn chỉ bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển. Đối với vốn huy động nhìn chung tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt năm 2013 tăng cao đạt 504.437 triệu đồng, VHĐ tăng 116.316 triệu đồng so với cùng kỳ, bởi trong giai đoạn này Chi nhánh đã đưa ra nhiều chiến lược huy động vốn, kèm theo nhiều hình thức tiết kiệm dự thưởng và lãi suất huy động đủ sức cạnh tranh, nhờ có thế mạnh là ngân hàng truyền thống, với lượng khách hàng uy tín lâu dài, cùng với sự nổ lực hết mình của cả một tập thể ngân hàng từ hoạch định chiến lược, tăng cường phát triển sản phẩm mới, đến tư vấn cho khách hàng hiểu được các giá trị mà ngân hàng mong muốn mang đến cho họ khi lựa chọn sản phẩm huy động, nên tạo lập được lòng tin từ khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động được chiếm tỷ trọng ngày càng cao và trên 90% trong tổng cơ cấu nguồn vốn năm 2012 và 2013. Điều này nói lên phần nào, ngân hàng đang trên đà đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay, mở rộng cơ cấu, tăng thu nhập và lợi nhuận trong thời gian tới.

Ngược lại với tình hình huy động, đối với VĐC, dựa vào số liệu và hình 4.1 cho thấy nguồn vốn này có xu hướng giảm qua các năm. Tuy có tăng vào năm 2013 là 241 triệu xong nhìn chung, ngân hàng đang hạn chế vay vốn điều chuyền từ hội sở. Nguyên nhân chủ yếu là trong giai đoạn này nợ xấu tăng, thu nợ kém, lãi từ tín dụng giảm đi đáng kể, tăng vốn điều chuyên chủ yếu để dự trữ cho nhu cầu thanh khoản ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng sử dụng lợi thế từ nguồn vốn huy động để cho vay, thêm vào đó vốn huy động của ngân hàng giai đoạn này khá dồi dào, cho nên ngân hàng không cần nhiều đến vốn điều chuyển từ Hội sở, điều này cũng làm cho tỷ trọng của nó giảm xuống mức thấp dưới 10% trong thời gian trở lại đây, đây là một dấu hiệu đáng mừng vì ngân hàng đã chủ động hơn trong công tác “đi vay để cho vay” và đó cũng là một lợi thế cho ngân hàng, nhằm hạn chế tối đa chi phí mua vốn từ Hội sở.

 Giai đoạn 6/2013 - 6/2014

Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn NHNN&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 - 6/2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6/2013 6/2014 (6/2014)/(6/2013) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) VHĐ 435.463 93,35 587.811 99,86 152.348 34,98 VĐC 31.011 6,65 794 0,14 (30.217) (97,44) TNV 466.474 100 588.605 100 122.131 26,18

Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNTchi nhánh quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 6/2013-6/2014

Với kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, tập thể NHNN&PTNT quận Cái Răng tiếp tục phấn đấu và xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động “Tam nông”, tập trung toàn lực bằng mọi giải pháp để huy động nguồn vốn trong và ngoài địa bàn, cho nên nguồn vốn đạt được trong 6 tháng 2014 rất khả quan. Nguồn vốn huy động tiếp tục tăng mạnh tăng 152.348 triệu đồng so với cùng kỳ. Tăng truỏng ấn tượng vẫn là nguồn huy động của Chi nhánh, chiếm tỷ trọng gần 100% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong giai đoạn này, nền kinh tế trong nước cũng như trên địa bàn có dấu hiệu khôi phục, NHNN tiếp tục duy trì mức trần lãi suất huy động ngắn hạn, lãi suất cho vay tiếp tục giảm, hoạt động ngân hàng sôi nổi hơn bởi ảnh hưởng Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 đã từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trên thị trường tiền tệ, thị trường vàng và ngoại hối, cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch ổn định, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có lãi trở lại, kinh tế hộ được chú trọng và phát triển mạnh, thúc đẩy nhu cầu đầu tư nhiều hơn. Chính vì vậy mà vốn huy động không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, đến nay nguồn vốn của Chi nhánh vẫn chưa thực sự sử dụng hiệu quả, huy động vốn lớn nhưng sử dụng vốn cho vay chưa phù hợp, vốn huy động cao trong giai đoạn này nhưng ngân hàng chỉ cho vay trong mức hạn hẹp, làm cho chi phí huy động tăng, lợi nhuận thu về từ hoạt động tín dụng giảm đi đáng kể, phân phối vốn không đồng đều cho các hoạt động, khiến kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu năm chưa như mong đợi.

Mặc dù, vốn điều chuyển có phần giảm sút rõ rệt, nhưng nhìn chung, tình hình huy động vốn của ngân hàng trong thời gian này rất khả quan. Cho ta thấy ngân hàng đủ khả năng huy động để cho vay và đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng mà không cần thêm vốn từ Hội sở. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động lớn như thế phải có một chính sách hợp lý trong thời gian tới để sử dụng chúng một cách có hiệu quả mới đem lại lợi nhuận cao, tăng năng lực quản lý cho ngân hàng.

4.1.1.2 Tình hình vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hầu hết các ngân hàng, bởi vì không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, mà nó còn thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong vấn đề huy động và sử dụng để cho vay sinh lời. Vốn huy động từ những nguồn khác nhau sẽ có những ảnh hưởng và biến động khác nhau khi tình hình kinh tế thay đổi. Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của NHN0&PTNT quận Cái Răng, ta sẽ tiến hành phân tích dựa vào các bảng số liệu dưới đây:

 Giai đoạn 2011 – 2013

Hình 4.2 Vốn huy động của NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013

Bảng 4.3 Tình hình VHĐ của NHN0&PTNT chi nhánh quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Tiền gửi CKH 285.726 89,11 327.483 83,58 427.290 84,71 41.757 14,61 99.807 30,47 Tiền gửi KKH 16.234 5,06 17.673 4,51 19.156 3,79 1.439 8,86 1.483 8,39 GTCG 5.670 1,77 18.818 4,80 14.399 2,85 13.148 231,88 (4.419) (23,48) Tiền gửi khác 12.982 4,06 27.844 7,11 43.592 8,65 14.862 114,48 15.748 56,55 Tổng VHĐ 320.612 100 391.818 100 504.437 100 71.206 22,21 112.619 28,74

Như vừa phân tích ở trên và dựa vào bảng số liệu 4.3, thấy được vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các năm, vì vậy mà chi phí cho trả lãi huy động ngày càng tăng như phân tích ở tình hình kinh doanh ngân hàng. Trong cơ cấu nguồn VHĐ của Chi nhánh thì tiền gửi CKH chiếm trên 80% trong tổng vốn huy động, chủ yếu là các khoản tiết kiệm có kỳ hạn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể là năm 2012, VHĐ tăng 71.206 triệu so với cùng kỳ, chủ yếu huy động tăng trong các loại tiền gửi có kỳ hạn, phát hành GTCG và các loại tiền gửi khác như tiền gửi của KBNN, tiền gửi của TCTD khác. Tuy hoạt động trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các NHTM trên cùng địa bàn kinh tế quận Cái Răng nói riêng và Tp Cần Thơ nói chung nhưng Chi nhánh đã huy động được nguồn vốn tương đối lớn tăng trưởng khá ấn tượng, các hoản mục trong năm này đều tăng nhưng đặc biệt là sự tăng mạnh của GTCG và một số loại khác, huy động từ GTCG tăng 231,88%, tiền gửi của KBNN và tiền gửi khác tăng 114,48% so với cùng kỳ, kết quả đạt được là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ Chi nhánh, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và những chính sách quyết định, công văn ngân hàng Agribank Việt Nam, trong việc điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay phù hợp với tình hình kinh tế…Thêm vào đó, Chi nhánh ngân hàng đưa ra các gói huy động khá thu hút, khách hàng có thể rút tiền trước hạn với một mức lãi suất linh động mà không phải hưởng lãi suất không kỳ hạn, có thể gửi tiết kiệm dự thưởng, gửi tiền trúng vàng… nên càng thu hút đông đảo khách hàng trên địa bàn và ngoài địa bàn đến gửi tiền với loại TGTK ngày một nhiều.

Đến năm 2013, nguồn vốn huy động tăng vượt bật, cụ thể tăng 112.619 triệu đồng. Trong đó, tiền gửi CKH vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu vốn huy động, đối với các khoản mục tiền gửi khác cũng tăng mạnh, nguyên nhân là trong năm 2013, Chi nhánh ngân hàng triển khai 4 đợt hoạt động dự thưởng do TSC phát hành, đợt huy động chứng chỉ ngắn hạn đạt 173 tỷ VND, kỳ phiếu dự thưởng đạt 177 tỷ VND, tiết kiệm dự thưởng đạt 136 tỷ VND…cho nên nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt, loại tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên tăng 115%, tỷ trọng tiền gửi của dân cư chiếm 89,8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng chính sách từ NHNN trong việc tất toán trạng thái vàng nên hầu hết các ngân hàng nói chung chuyển từ huy động vàng sang VND nên nguồn vốn huy động tăng lên cao. Tổng VHĐ đạt 107,9% so với kế hoạch đề ra trong năm 2013.

Ngoài ra, đối với hoạt động của Chi nhánh nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều từ kinh tế của vùng, năm này hoạt động kinh doanh trên địa bàn Tp Cần

khẩu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận tăng cao, nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng để thuận tiện thanh toán giao dịch thương mại ngày càng cao, vì vậy mà hình thức thanh toán giữa các TCTD phát triển mạnh mẽ, lượng tiền gửi từ tổ chức kinh tế và các tổ chức tài chính ngày càng tăng. Tháo gỡ tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp cũng đồng thời giải quyết cho hàng chục ngàn lao động, tạo việc làm cho người dân, mức sống được nâng cao, nhu cầu đầu tư của các cá nhân này là thu nhập của họ được đảm bảo an toàn và sinh lời trong tương lai, cho nên sử dụng lợi thế này, mà NHN0&PTNT quận Cái Răng đã tạo dựng niềm tin và thu hút đông đảo khách hàng cùng với nhiều chính sách huy động hấp dẫn. Thêm vào đó, để nâng cao nguồn vốn từ NSNN, Chi nhánh đã tăng cường huy động từ KBNN để đáp ứng nhu cầu vay vốn trên địa bàn đồng thời để đảm bảo khả năng thanh khoản tốt cho ngân hàng. Trái lại với tình hình trên thì khoản mục GTCG phát hành lại giảm đi, GTCG chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn của khách hàng, nguyên nhân sụt giảm bởi chứng chỉ này lãi suất không cao, nên khách hàng chuyển kênh đầu tư vào tiền gửi để đồng vốn linh hoạt hơn, với nguồn vốn tiền gửi huy

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)