Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng (Trang 52)

Trong khi nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh thì cho vay lại không ổn định. Hầu hết Chi nhánh cho vay chủ yếu những hợp đồng giá trị lớn là các doanh nghiệp trong kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng cao, lĩnh vực cho vay nhiều nhất vẫn là thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng, cho nên hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh ngân hàng. Sự biến động trong hoạt động tín dụng của NHN0&PTNT quận Cái Răng là do trong giai đoạn này, TP Cần Thơ đang gặp nhiều khó khăn, 52% dư nợ cho vay có lãi suất 19% trở lên, có rất ít doanh nghiệp vay lãi suất 14- 15%, do chưa đáp ứng nhu cầu của ngân hàng. Chỉ năm 2012 Cần Thơ có gần 1.000 doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế. Trong đó, 162 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, 219 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể,…(Thanh Tâm, 2012). Tuy nhiên cùng với những chính sách của NHNN và Chính phủ đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp như: giảm lãi suất cho vay, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp,…đã cải thiện phần nào tình hình của các doanh nghiệp trên địa bàn. Thêm vào đó, việc Chi nhánh cùng với UBND TP Cần Thơ trong vấn đề thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, vay vốn với lãi suất thấp để trả lương cho công nhân bảo toàn nguồn nhân lực, giảm bớt khó khăn cho xã hội, kết hợp giữa quy trình tín dụng và chất lượng cung cấp dịch vụ tín dụng, đã góp phần thu hút lượng lớn khách hàng, cho nên doanh số cho vay năm 2012 tăng 25.243 triệu đồng so với cùng kỳ.

Bước sang năm 2013, kinh tế tiếp tục khó khăn, NHNN đã nỗ lực kéo giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Báo cáo của NHNN chi nhánh Cần Thơ, hiện lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên khoảng 8-9%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh khoảng 9- 11,5%/năm đối với ngắn hạn, 11-13%/năm đối với trung, dài hạn (Minh Huyền, 2013). Tuy lãi suất cho vay có giảm so với cùng kỳ, nhưng tình hình sản xuất các doanh nghiệp chưa cải thiện đồng đều, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, bởi thị trường trường tiêu thụ Châu Âu tiếp tục sụt giảm do khủng hoảng tiền tệ kéo dài, điều này làm cho các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nên doanh số cho vay của các ngân hàng trên địa bàn giảm trong giai đoạn này. Mặc khác, khi Chi nhánh phải huy động vốn với lãi suất cao, thì cũng cho vay với lãi suất cao tương ứng, lúc đó sẽ không thu hút được khách hàng đến vay. Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Vì những lý do trên mà doanh số đã sụt giảm đi 51.415 triệu đồng so với cùng kỳ. Đây cũng là vấn đề không tốt trong hoạt

động ngân hàng, tuy nó an toàn trong thanh khoản nhưng nhưng lại không tạo ra khoản lãi nào, do nguồn vốn không được xoay vòng luân chuyển.

Xét đến giai đoạn 6 tháng 2014, tăng trưởng tín dụng tiếp tục suy giảm, doanh số đã giảm 9.362 triệu đồng, chủ yếu sụt giảm trong cho vay sản xuất kinh doanh. NHN0&PTNT quận Cái Răng gặp nhiều khó khăn trong giải quyết lượng vốn huy động dồi dào nhưng cho vay lại rất hạn chế, lãi suất cho vay trung hạn còn cao, nợ xấu tăng và diễn biến phức tạp, khó khăn trong vấn đề giải quyết tài sản thế chấp do thị trường bất động sản đóng băng, nhiều tài sản thế chấp hiện Chi nhánh vẫn chưa được xử lý. Chính vì vậy, làm cho ngân hàng thu hẹp tín dụng, để hạn chế phần nào rủi ro. Hiện nay, với chỉ đạo của Chính phủ, NHNN tích cực thực hiện chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên cả nước. Không riêng vì Tp Cần Thơ, thông qua chương trình, tín dụng toàn địa bàn tăng 4,98% so với cuối năm 2013, đây là một nỗ lực lớn của các TCTD trên địa bàn nói cung và Chi nhánh nói riêng. Ngoài ra, Thông tư 16 của liên bộ Tư pháp, Tài nguyên - Môi trường và NHNN sẽ giúp đẩy nhanh việc xử lý tài sản bảo đảm, góp phần cải thiện tình hình tín dụng trong thời gian tới. Chính vì vậy, Chi nhánh ngân hàng phải nắm bắt tình hình kịp thời và đưa ra những chính sách đúng đắn mới đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)