Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng (Trang 41)

 Giai đoạn 2011-2013

Bảng 4.1 Tình hình cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNT quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 – 2013

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Vốn huy động 320.612 84,03 391.818 92,41 504.437 94,01 71.206 22,21 112.619 28,74 Vốn điều chuyển 60.945 15,97 31.873 7,59 32.114 5,99 (29.072) (47,70) 241 0,76 Tổng nguồn vốn 381.557 100 423.691 100 536.551 100 42.134 11,04 112.860 26,64

Dựa vào bảng số liệu trên, thấy được nguồn vốn tăng trưởng qua các năm, vì là Ngân hàng chi nhánh nên nguồn vốn chỉ bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển. Đối với vốn huy động nhìn chung tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt năm 2013 tăng cao đạt 504.437 triệu đồng, VHĐ tăng 116.316 triệu đồng so với cùng kỳ, bởi trong giai đoạn này Chi nhánh đã đưa ra nhiều chiến lược huy động vốn, kèm theo nhiều hình thức tiết kiệm dự thưởng và lãi suất huy động đủ sức cạnh tranh, nhờ có thế mạnh là ngân hàng truyền thống, với lượng khách hàng uy tín lâu dài, cùng với sự nổ lực hết mình của cả một tập thể ngân hàng từ hoạch định chiến lược, tăng cường phát triển sản phẩm mới, đến tư vấn cho khách hàng hiểu được các giá trị mà ngân hàng mong muốn mang đến cho họ khi lựa chọn sản phẩm huy động, nên tạo lập được lòng tin từ khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động được chiếm tỷ trọng ngày càng cao và trên 90% trong tổng cơ cấu nguồn vốn năm 2012 và 2013. Điều này nói lên phần nào, ngân hàng đang trên đà đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng huy động và cho vay, mở rộng cơ cấu, tăng thu nhập và lợi nhuận trong thời gian tới.

Ngược lại với tình hình huy động, đối với VĐC, dựa vào số liệu và hình 4.1 cho thấy nguồn vốn này có xu hướng giảm qua các năm. Tuy có tăng vào năm 2013 là 241 triệu xong nhìn chung, ngân hàng đang hạn chế vay vốn điều chuyền từ hội sở. Nguyên nhân chủ yếu là trong giai đoạn này nợ xấu tăng, thu nợ kém, lãi từ tín dụng giảm đi đáng kể, tăng vốn điều chuyên chủ yếu để dự trữ cho nhu cầu thanh khoản ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng sử dụng lợi thế từ nguồn vốn huy động để cho vay, thêm vào đó vốn huy động của ngân hàng giai đoạn này khá dồi dào, cho nên ngân hàng không cần nhiều đến vốn điều chuyển từ Hội sở, điều này cũng làm cho tỷ trọng của nó giảm xuống mức thấp dưới 10% trong thời gian trở lại đây, đây là một dấu hiệu đáng mừng vì ngân hàng đã chủ động hơn trong công tác “đi vay để cho vay” và đó cũng là một lợi thế cho ngân hàng, nhằm hạn chế tối đa chi phí mua vốn từ Hội sở.

 Giai đoạn 6/2013 - 6/2014

Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn NHNN&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 6/2013 - 6/2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 6/2013 6/2014 (6/2014)/(6/2013) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) VHĐ 435.463 93,35 587.811 99,86 152.348 34,98 VĐC 31.011 6,65 794 0,14 (30.217) (97,44) TNV 466.474 100 588.605 100 122.131 26,18

Nguồn: Phòng kinh doanh NHN0&PTNTchi nhánh quận Cái Răng, TP Cần Thơ giai đoạn 6/2013-6/2014

Với kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, tập thể NHNN&PTNT quận Cái Răng tiếp tục phấn đấu và xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động “Tam nông”, tập trung toàn lực bằng mọi giải pháp để huy động nguồn vốn trong và ngoài địa bàn, cho nên nguồn vốn đạt được trong 6 tháng 2014 rất khả quan. Nguồn vốn huy động tiếp tục tăng mạnh tăng 152.348 triệu đồng so với cùng kỳ. Tăng truỏng ấn tượng vẫn là nguồn huy động của Chi nhánh, chiếm tỷ trọng gần 100% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong giai đoạn này, nền kinh tế trong nước cũng như trên địa bàn có dấu hiệu khôi phục, NHNN tiếp tục duy trì mức trần lãi suất huy động ngắn hạn, lãi suất cho vay tiếp tục giảm, hoạt động ngân hàng sôi nổi hơn bởi ảnh hưởng Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 đã từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trên thị trường tiền tệ, thị trường vàng và ngoại hối, cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch ổn định, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có lãi trở lại, kinh tế hộ được chú trọng và phát triển mạnh, thúc đẩy nhu cầu đầu tư nhiều hơn. Chính vì vậy mà vốn huy động không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, đến nay nguồn vốn của Chi nhánh vẫn chưa thực sự sử dụng hiệu quả, huy động vốn lớn nhưng sử dụng vốn cho vay chưa phù hợp, vốn huy động cao trong giai đoạn này nhưng ngân hàng chỉ cho vay trong mức hạn hẹp, làm cho chi phí huy động tăng, lợi nhuận thu về từ hoạt động tín dụng giảm đi đáng kể, phân phối vốn không đồng đều cho các hoạt động, khiến kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu năm chưa như mong đợi.

Mặc dù, vốn điều chuyển có phần giảm sút rõ rệt, nhưng nhìn chung, tình hình huy động vốn của ngân hàng trong thời gian này rất khả quan. Cho ta thấy ngân hàng đủ khả năng huy động để cho vay và đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng mà không cần thêm vốn từ Hội sở. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động lớn như thế phải có một chính sách hợp lý trong thời gian tới để sử dụng chúng một cách có hiệu quả mới đem lại lợi nhuận cao, tăng năng lực quản lý cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)