PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng (Trang 27)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp là chủ yếu từ phòng kinh doanh của NHN0&PTNT chi nhánh Cái Răng

- Tham khảo văn bản pháp luật do NHNN ban hành về những qui định của ngân hàng.

- Kết hợp thêm những thông tin thu thập từ các sách chuyên ngành Ngân hàng, các bài báo liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tạp chí Kinh tế, các trang Web như: Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính, tham khảo các bài viết liên quan trên trang luanvan.net, vnexpress,...tạo cơ sở cho quá trình phân tích.

Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%) =

Tổng nguồn vốn Dư nợ *100% GIAO DỊCH VÀ T QUAN HỆ KHÁCH H K GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Hệ số thu nợ (lần) =

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ *100% Tỷ lệ nợ xấu (%) = Tổng dư nợ Nợ xấu * 100%

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Dựa vào số liệu và dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối để so sánh trong phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính. Phương pháp so sánh bao gồm so sánh tương đối và tuyệt đối.

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa giá trị của kỳ

phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó: Q0: giá trị của chỉ tiêu năm trước. Q1: giá trị của chỉ tiêu năm sau.

Q: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm đang xét với số liệu năm trước, xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là thương số giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó: Q0: giá trị của chỉ tiêu năm trước. Q1: giá trị của chỉ tiêu năm sau.

Q: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. % Q: biểu hiện tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ

bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Có nhiều kĩ thuật hay được sử dụng như: biểu diễn bằng đồ họa, đồ thị mô tả dữ liệu và so sánh dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Trong bài này chủ yếu là thống kê các bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, dùng phương pháp tỷ số, phương pháp so sánh các số liệu qua các năm để minh họa phân tích.

Q = Q1 – Q0

Q Q0

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG 3.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (NHPTN0VN) được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tất cả các chi nhánh NHNN huyện, phòng tín dụng Nông nghiệp, qũy tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Từ tháng 3/1988 các chi nhánh tỉnh, huyện lần lượt chuyển từ NHNN về NHPTN0VN.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (NHN0VN) thay cho NHPTN0VN. Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, là một pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống Đốc NHNN ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NHN0VN thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK).

Ngân hàng NN&PTNT Quận Cái Răng được thành lập từ ngày 26/3/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng và lấy tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Châu Thành. Đến ngày 14/11/1990 theo Quyết định số 400/CP của Chính phủ đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Châu Thành.

Ngày 25/01/1996 đổi tên thành NHN0&PTNT huyện Châu Thành dưới sự quản lý của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam, là một trong 7 chi nhánh của NHN0&PTNT của Tp Cần Thơ.

Sau khi Cần Thơ được công nhận là Thành phố loại II trực thuộc Trung ương, do yêu cầu phát triển chung của Tp Cần Thơ địa giới huyện Châu Thành được tách ra thành quận Cái Răng trực thuộc Cần Thơ và huyện Châu Thành trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Chính vì vậy, ngày 25/3/2004 NHN0&PTNT huyện Châu Thành chính thức đổi tên thành NHN0&PTNT quận Cái Răng, là một

nghiệp, đối tượng là người nông dân. Từ ngày thành lập và đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thống, NHN0&PTNT quận Cái Răng không ngừng hoàn thiện và phát triển, góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế của quận. Thông qua NHN0&PTNT quận Cái Răng, nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả trong việc khơi dậy và phát huy các tiềm năng kinh tế xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất của người dân được nâng cao. Trụ sở Ngân hàng đặt tại số 104/6 Đường Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành

3.1.2.1 Sơ đồ tổ chức

Để quá trình kinh doanh của Ngân hàng được thuận lợi thì không thể thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lý và khoa học. NHN0&PTNT quận Cái Răng là một ngân hàng chi nhánh cấp 2 nên cơ cấu tổ chức được bố trí một cách khoa học nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lợi và hiệu quả. Cơ cấu tổ chức được thể hiện ở hình 3.1:

Nguồn: Phòng kinh doanh Chi nhánh NHNN&PTNN quận Cái Răng, TP Cần Thơ

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHN0&PTNT quận Cái Răng

GIÁM ĐỐC BP. KIỂM SOÁT BP. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. KINH DOANH P. KẾ TOÁN BP. Kho quỹ BP. Kế toán P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC BP. Kinh doanh BP. Kế hoạch

3.1.2.2 Chức năng các phòng ban

- Giám Đốc: là người điều hành và quản lý mọi hoạt động của ngân hàng,

người quyết định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay và đại diện cho ngân hàng quan hệ với ngân hàng cấp trên. Là người chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh doanh dựa trên các quy định, phạm vi, quyền hạn của cả ngân hàng. Là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản, kết quả kinh doanh của ngân hàng, báo cáo cho ngân hàng cấp trên về hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình.

- Phó Giám Đốc: hỗ trợ Giám Đốc trong việc điều hành, tổ chức các hoạt

động trong lĩnh vực kế toán ngân hàng, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh mà cấp trên chỉ đạo. Thay mặt Giám Đốc giải quyết công việc khi GĐ vắng mặt.

- Phòng kinh doanh: trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ kinh doanh như nhận đơn xin vay, thẩm định và phê duyệt cho vay để trình lên Ban Giám Đốc, chịu trách nhiệm trong quản lý đồng vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Đề xuất xử lý các khoản nợ quá hạn, thống kê, phân tích thông tin số liệu về hoạt động của ngân hàng, từ đó đề xuất kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra phòng kinh doanh còn kết hợp với bộ phận kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn.

- Phòng kế toán

+ Phòng kế toán: có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ pháp lý do phòng tín dụng chuyển xuống, lưu giữ hồ sơ và đồng thời thông báo cho các bộ phận trong đơn vị về tình hình thu lãi, thu nợ ở từng địa bàn và trong toàn ngân hàng. Thực hiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ, theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra các chứng từ phát sinh. Thống kê số liệu để lập bảng cân đối kế toán, báo cáo quyết toán cuối năm. Có trách nhiệm kiểm soát lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán trong kho hàng, trong thu chi phát sinh.

+ Bộ phận kho quỹ: có trách nhiệm với bộ phận kế toán điều chỉnh số liệu (nếu có sai sót) đồng thời thực hiện giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng vay, tổ chức quản lý tài sản, các loại giấy tờ có giá của đơn vị.

- Bộ phận kiểm soát: kiểm tra giám sát việc chấp hành chủ trương, chính

sách của Nhà nước và điều lệ ngân hàng về hoạt động kinh doanh và tài chính đảm bảo an toàn.

tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc các công việc liên quan đến công tác nhân sự và một số công việc khác như cung cấp phương tiện, cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, văn thư, giữ gìn bảo vệ trật tự cho ngân hàng.

3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

- Huy động vốn: nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu.

- Cho vay: cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế ở tất cả các lĩnh vực, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là hộ sản xuất, cho vay các chương trình theo chỉ định của Chính Phủ, cho vay hỗ trợ ngành Nông nghiệp.

- Nhận làm dịch vụ thanh toán, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh Western Union cho mọi cá nhân và tổ chức có nhu cầu.

- Nhận thu, chi tiền mặt của khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ. - Phát hành thẻ ATM và các loại thẻ khác.

- Nhận làm dịch vụ cho Ngân hàng CSXH VN. - Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Thu phí bảo hiểm, làm đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt.

3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 NHÁNH QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng năm 2014 3 năm 2011-2013 và 6 tháng năm 2014

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo chặt chẽ, đúng đắn của Ban Giám đốc và cùng với sự phấn đấu hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên NHN0&PTNT quận Cái Răng đã vượt qua những khó khăn và thách thức, đạt được những kết quả nhất định, đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển bền vững. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 sẽ được thể hiện qua phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 đến 6 tháng 2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6/2013 6/2014 2012/2011 2013/2012 (6/2014)/(6/2013) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) 1. Tổng thu nhập 64.577 69.652 58.565 29.683 34.805 5.075 7,86 (11.088) (15,92) 5.122 17,26 Thu nhập từ lãi 59.996 64.748 56.025 28.239 32.190 4.752 7,92 (8.723) (13,47) 3.951 13,99 Thu từ HĐDV 723 1.145 1.583 958 1.699 422 58,37 438 38,25 741 77,34 Thu khác 3.858 3.759 957 486 916 (99) (2,57) (2.802) (74,54) 430 88,47 2. Chi phí 55.566 62.050 47.871 29.151 34.395 6.484 11,67 (14.179) (22,85) 5.244 17,99 Chi phí lãi 43.418 44.360 37.704 23.791 29.278 942 2,17 (6.656) (15,00) 5.487 23,06 Chi phí HĐDV 1.106 546 600 320 486 (560) (50,63) 54 9,89 166 51,85 Chi khác 11.042 17.144 9.567 5.040 4.631 6.102 55,26 (7.577) (44,19) (409) (8,11) 3. Lợi nhuận 9.011 7.602 10.694 532 410 (1.409) (15,64) 3.092 40,67 (122) (22,93)

Hình 3.2 Hoạt động kinh doanh của NHN0&PTNT quận Cái Răng giai đoạn 2011 – 2013 và đến 6 tháng năm 2014

3.2.1.1 Tổng thu nhập

Dựa vào bảng số liệu 3.1 và hình 3.2, thấy được thu nhập của Ngân hàng không ổn định qua các năm và nhìn chung nguồn thu chính lớn nhất là thu nhập ròng từ lãi. Năm 2012, thu nhập tăng 5.076 triệu đồng, tương ứng 7,86% so với năm 2011, chủ yếu tăng thu từ lãi cho vay và hoạt động dịch vụ, còn nguồn thu nhập khác như bảo lãnh, ủy thác và đại lý giảm nhưng không đáng kể. Năm 2012, đánh dấu cho sự phát triển kinh tế của Tp Cần Thơ nói chung và quận Cái Răng nói riêng, cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch và phát triển theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao, vốn đầu tư xã hội của Cần Thơ xếp thứ nhất trong vùng, nhiều chính sách được triển khai thục hiện tích cực như hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế gia đình cho người nghèo, đã không ngừng nâng cao đời sống cho người dân nơi đây tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, việc thu lãi cho vay thuận lợi hơn, cụ thể thu từ lãi tăng 7,92%. Bên cạnh đó, Ngân hàng tăng cường phát triển dịch vụ như: mở rộng nghiệp vụ chi lương qua thẻ, nhận thu học phí cho các trường đại học, thu từ các hợp đồng thanh toán…đã góp phần cho thu nhập từ HĐDV tăng 58,37% so với cùng kỳ.

Đối với năm 2013, thu nhập của Chi nhánh giảm 11.088 triệu đồng, tương ứng giảm 15,92% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm này chủ yếu là từ các khoản thu từ lãi và một số khoản thu khác. Trong đó, thu từ lãi cho vay giảm 8.723 triệu đồng, giảm 13,47%, nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng bởi quyết định của NHNN và Giám Đốc Agribank trong việc giảm lãi suất, khiến cho lãi suất huy động giảm kéo theo lãi suất cho vay cũng giảm theo. Kèm theo đó,

kinh tế suy thoái, mức tăng của ngành công nghiệp và xây dựng không cao, lạm phát tăng, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ứ đọng và chịu nhiều gào cản thương mại, thị trường bất động sản đóng băng…khiến cho công tác thu hồi lãi cũng như các khoản nợ ngân hàng cũng trở nên khó khăn. Không riêng vì tình hình kinh tế của quận Cái Răng, sản suất nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản năm 2013 bị ảnh hưởng của thời tiết nắng hạn kéo dài đầu năm và tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều địa phương khiến cho năng suất cây trồng giảm mạnh so với năm trước, kéo theo việc sản xuất kinh doanh của người dân sụt giảm khiến các khoản thu lãi của Ngân hàng đến hạn thanh toán nhưng không thu được.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, tổng thu nhập của Chi nhánh có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, cụ thể tăng 5.122 triệu đồng hay tăng 17,26% so với cùng kì 6 tháng 2013. Nhìn chung công tác thu hồi lãi, và hoạt động dịch vụ ngân hàng cùng với hoạt động khác đang trên đà phát triển. Thu lãi tăng 3.951 triệu đồng, tăng 13,99%, thu từ HĐDV tăng 741 triệu đồng tăng 77,34% so với cùng kỳ, chỉ trong thời gian này thu từ HDDV đã cao hơn cả năm 2013, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Ngân hàng quan tâm hơn đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng, bởi đầu năm Ngân hàng tiếp tục phát triển các kế hoạch được thực hiện trong năm 2013 như triển khai các chương trình tập trung quan hệ với khách hàng, đẩy mạnh phát hành thẻ ATM, dịch vụ Internet Banking,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận cái răng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)