Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 50)

Cùng với sự phát triển của Bộ KH&CN (KH&CN), ngành thông tin KH&CN Việt Nam cũng có một bề dày lịch sử phát triển 50 năm. Đề tài tóm tắt quá trình phát triển ngành thông tin KH&CN Việt Nam đƣợc thể hiện qua các thời kỳ xây dựng và phát triển củaThƣ viện Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Trung ƣơng, của Viện Thông tin KH&PT Trung ƣơng, của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, và hiện nay là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Thư Viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương

Giai đoạn 1959-1965

Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng bắt đầu hoạt động từ đầu năm 1959. Ngày 06/02/1960, Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng đã đƣợc Hội đồng Chính phủ ra Quyết định thành lập. Trong giai đoạn này, kho tài liệu của Thƣ viện đã đƣợc hình thành theo hƣớng một thƣ viện khoa học tổng hợp, gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. Các hoạt động nghiệp vụ của Thƣ viện từng bƣớc đƣợc đƣa vào nề nếp. Công tác nghiên cứu nghiệp vụ và đào tạo đội ngũ cán bộ luôn đƣợc Thƣ viện coi trọng.

Giai đoạn 1966-1975

Năm 1965, do điều kiện chiến tranh, Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng phải phân tán hoạt động: Cơ sở chính tại Hà Nội và các cơ sở sơ tán nằm rải rác tại 4 tỉnh (An toàn khu tại Tuyên Quang, Vĩnh Phú - nay là Vĩnh Phúc, Hà Bắc - nay là Bắc Ninh và Hà Sơn Bình - nay là Hoà Bình) nhƣng các cán bộ của Thƣ viện

đã cố gắng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Năm 1968, Thƣ viện đƣợc tách thành 2 đơn vị: Thƣ viện Khoa học Xã hội - thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội và Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng - thuộc Ủy ban KH&KT Nhà nƣớc. Thƣ viện có khoảng trên 250.000 đầu sách và 5.000 đầu tạp chí với tỷ lệ 97% tài liệu bằng tiếng nƣớc ngoài và là kho tài liệu phong phú nhất cả nƣớc trong thời gian này. Cùng với việc tham gia thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về thông tin KH&KT và để đáp ứng nhu cầu tra cứu tài liệu của các cơ quan, tổ chức khoa học các cấp, các ngành và các địa phƣơng, Thƣ viện còn thực hiện các khoá đào tạo nghiệp vụ cho thƣ viện KH&KT ở các tỉnh/thành phố miền Bắc.

Giai đoạn 1976-1990

Đây là giai đoạn Thƣ viện triển khai các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ phục vụ nhu cầu thông tin phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nhờ các chính sách đổi mới và mở cửa, phát triển hợp tác quốc tế của Nhà nƣớc trong giai đoạn này mà đội ngũ cán bộ của Thƣ viện có điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ. Xu hƣớng thông tin hoá và tin học hoá Thƣ viện bƣớc đầu đƣợc xúc tiến. Ngày 21/12/1976, Lãnh đạo Ủy ban KH&KT Nhà nƣớc đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng, trong đó có nhiệm vụ quản lý mạng lƣới thƣ viện KH&KT trong cả nƣớc. Đánh dấu chặng đƣờng 20 năm thành lập, Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng đã vinh dự đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng Huân chƣơng Lao động hạng Nhất.

Viện Thông tin Khoa Học Và Kỹ Thuật Trung ương

Giai đoạn 1961-1965

Ngày 18/08/1961, theo Quyết định số 64-KHH/QĐ của Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc, Phòng Thông tin khoa học thuộc Ủy ban chính thức đƣợc thành lập. Phòng đã giúp Ủy ban chỉ đạo xây dựng công tác thông tin khoa học phù hợp với

tình hình cũng nhƣ yêu cầu trong nƣớc và phổ biến những kinh nghiệm, thành tựu, tình hình phát triển KH&KT trong và ngoài nƣớc.

Giai đoạn 1966-1972

Đất nƣớc trong thời kỳ chiến tranh, Phòng Thông tin khoa học cũng nhƣ các đơn vị chức năng khác của Ủy ban KH&KT Nhà nƣớc đã phải sơ tán, điều kiện làm việc không ổn định. Tuy vậy, nhằm đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống thông tin trong cả nƣớc, đƣa công tác thông tin KH&KT phục vụ phát triển kinh tế một cách hiệu quả hơn, ngày 04/03/1971, Phòng Thông tin khoa học đã tổ chức thành công Hội nghị Thông tin KH&KT toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội. Hội nghị này đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của Nghị quyết 89-CP của Hội đồng Chính phủ về “Tăng cƣờng công tác thông tin KH&KT”, đánh dấu mốc phát triển của ngành thông tin KH&KT đƣợc thể chế hóa ở mức cao nhất.

Ngày 04/10/1972, Viện Thông tin KH&KT Trung ƣơng đƣợc thành lập theo Quyết định số 187-CP của Chính phủ trên cơ sở Phòng Thông tin khoa học.

Giai đoạn 1973-1990

Sau Hội nghị Thông tin KH&KT toàn quốc lần thứ hai đƣợc tổ chức thành công vào tháng 3/1977, mạng lƣới cơ quan thông tin KH&KT đã đƣợc củng cố và mở rộng trong phạm vi cả nƣớc. Đến cuối năm 1986, mạng lƣới này đã bao quát hầu hết các ngành kinh tế và lĩnh vực KH&KT ở cả trung ƣơng và địa phƣơng với tổng số hơn 250 đơn vị. Công tác thông tin KH&KT đã trở thành một hoạt động mang tính xã hội, đạt đƣợc nhiều thành tựu và có đóng góp tích cực phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu và sản xuất. Đƣợc sự chỉ đạo của Ủy ban KH&KT Nhà nƣớc, sự hƣởng ứng của các cơ quan thông tin KH&KT trong mạng lƣới cùng lãnh đạo các ngành, địa phƣơng, Viện Thông tin KH&KT Trung ƣơng đã kiên trì, chủ động củng cố, mở rộng mạng lƣới và từng bƣớc xây dựng hệ thống thông tin KH&KT quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ

thông tin đƣợc đặc biệt quan tâm. Lần đầu tiên ở Việt Nam, Viện đã triển khai thành công việc kết nối và truy cập thƣờng xuyên tới các cơ sở dữ liệu từ xa qua vệ tinh liên lạc Intersputnik theo tuyến Hà Nội - Intersputnik - Moskva.

Trung tâm Thông tin KH&CN quốc gia

Giai đoạn 1990-1995

Để tăng cƣờng khai thác, phát huy vốn tƣ liệu KH&KT phong phú của Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng cũng nhƣ năng lực xử lý, phổ biến thông tin, đặc biệt là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của Viện Thông tin KH&KT Trung ƣơng, ngày 24/09/1990, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc đã ký Quyết định số 487/TCCB thành lập Trung tâm Thông tin Tƣ liệu KH&CN Quốc gia trên cơ sở hợp nhất Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng và Viện Thông tin KH&KT Trung ƣơng. Trong giai đoạn này, Trung tâm Thông tin Tƣ liệu KH&CN Quốc gia đã tiến hành đổi mới công tác kế hoạch và phƣơng thức cấp phát kinh phí thông qua ký kết hợp đồng thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, đã giúp nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tƣ, xây dựng tiềm lực thông tin có định hƣớng; mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin; tạo quyền chủ động cho các cơ quan thông tin trong việc tổ chức hoạt động của mình, đồng thời mở rộng các mối quan hệ và tăng cƣờng liên kết giữa các cơ quan thông tin trong hệ thống. Sau 5 năm thực hiện theo phƣơng thức này, số kinh phí đầu tƣ tăng dần hàng năm (từ 200 triệu đồng lên đến 1 tỷ đồng). Ngoài việc bổ sung theo cách mua và trao đổi tài liệu, Trung tâm đã mở rộng đƣợc mối quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tăng cƣờng nguồn tin và trang thiết bị của các đối tác quốc tế. Trung tâm đã tạo lập đƣợc trên 10 cơ sở dữ liệu (CSDL) với khoảng 400.000 biểu ghi. Các CSDL này đƣợc tích hợp từ các CSDL chuyên đề, đƣợc đƣa vào mạng nội bộ và nối mạng trong toàn quốc (VISTA). Để quản lý và sử dụng có hiệu quả các đề tài và kết quả nghiên cứu, Trung tâm đã tiến hành xây dựng các CSDL về đề tài khoa học với gần 2.500 biểu ghi/8.500 đề tài đã đăng ký và gần

2.900 biểu ghi/3.000 kết quả nghiên cứu đã đăng ký. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức thu tƣ liệu từ vệ tinh để xây dựng hàng trăm băng hình KH&KT phục vụ công tác tuyên truyền và phổ biến các thành tựu KH&CN.

Giai đoạn 1996-1999

Để thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII về KH&CN, Trung tâm đã triển khai biên soạn Dự thảo Chiến lƣợc tăng cƣờng công tác thông tin KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và nhiệm vụ đến năm 2000. Bản Chiến lƣợc này đã đƣợc thảo luận tại Hội nghị Thông tin KH&CN của toàn ngành tại Đà Lạt. Nhằm cải tiến, nâng cao chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ, Trung tâm đã đẩy mạnh dịch vụ phục vụ thông tin có thu, ký kết hợp đồng thông tin trọn gói với các ngành và địa phƣơng. Thông qua đó, tiềm lực tin học của Trung tâm đã đƣợc gia tăng đáng kể. Mạng thông tin khoa học, công nghệ và môi trƣờng quốc gia với giao thức Internet đã đƣợc thiết lập, tạo điều kiện cho việc truy nhập rộng rãi các CSDL trong và ngoài hệ thống. CSDL toàn văn cũng bắt đầu đƣợc triển khai tại Trung tâm. Các phòng đọc tại Thƣ viện đều có máy tính để tra cứu, phòng đọc đa phƣơng tiện đƣợc thành lập. Trung tâm đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet dùng riêng và nhà cung cấp nội dung thông tin trên Internet.

Giai đoạn 2000-2004

Với những đổi mới có tính đột phá, các hoạt động trong thời gian này nhằm tạo đà cho những bƣớc chuyển biến căn bản và đƣa công tác thông tin KH&CN lên một tầm cao mới. Năm 2003, Trung tâm Thông tin Tƣ liệu KH&CN Quốc gia đƣợc đổi tên thành Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia.

Nhằm thực hiện công tác thông tin KH&CN có hiệu quả, Trung tâm đã hoàn thành việc soạn thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định 159/2004/NĐ- CP ngày 31/08/2004 về hoạt động thông tin KH&CN.

Một sự kiện đánh dấu bƣớc đột phá trong việc tạo lập và phát triển thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam, đó là, Trung tâm đƣợc Lãnh đạo Bộ KH&CN giao làm đầu mối, thƣờng trực, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức thành công Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam 2003 (Techmart Việt Nam 2003) với quy mô quốc gia lần đầu tiên ở nƣớc ta. Sau đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã chính thức ra quyết định tổ chức Techmart định kỳ 2 năm 1 lần ở quy mô quốc gia và khuyến khích tổ chức Techmart tại các khu vực và địa phƣơng trong cả nƣớc. Từ đó, Trung tâm đã đƣợc giao nhiệm vụ tổ chức và quản lý hoạt động Techmart Việt Nam. Cùng với Techmart Việt Nam 2003, Techmart ảo cũng đƣợc triển khai đã hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân trong tìm kiếm, giao dịch và chuyển giao công nghệ.

Trung tâm đã chủ động triển khai thực hiện việc nhân rộng mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, miền núi, thúc đẩy ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu nhờ KH&CN tại hàng trăm xã/phƣờng trong cả nƣớc. Mô hình cung cấp thông tin này hiện đang đƣợc hàng chục địa phƣơng nhân rộng và phát huy hiệu quả thiết thực.

Năm 2004, Trung tâm đã vinh dự đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng Bằng khen và Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 2005-2009

Từ năm 2006, Trung tâm đƣợc Lãnh đạo Bộ giao làm đầu mối và chủ trì triển khai kết nối Mạng thông tin Á - Âu giai đoạn II (TEIN 2). Sau một thời gian tích cực triển khai, VinaREN đã đƣợc khai trƣơng và chính thức đƣa vào vận hành (tháng 2.2008). Tính đến nay, VinaREN đã có 55 mạng thành viên gồm các viện nghiên cứu, trƣờng đại học hàng đầu, một số bệnh viện và trung tâm thông tin lớn tại 11 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Nhờ đó, cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam có thể giao lƣu và liên kết hợp tác với hơn 40 triệu nhà khoa

học tại hơn 4.000 trƣờng đại học, phòng thí nghiệm hàng đầu trên thế giới. Các ứng dụng mạng tiên tiến, hiệu năng và tốc độ cao của VinaREN đang hỗ trợ tích cực các hoạt động hợp tác nghiên cứu và đào tạo, nhƣ hội nghị truyền hình trực tuyến chất lƣợng cao, đào tạo trực tuyến, y học từ xa, tính toán lƣới, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai... VinaREN hiện đang thúc đẩy mạnh mẽ và hiệu quả việc truy cập, chia sẻ và sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên thông tin điện tử phong phú và thiết thực cho công tác nghiên cứu, đào tạo, sản xuất kinh doanh của đất nƣớc.

Trong thời gian này, Trung tâm đã hoàn thành việc soạn thảo để Bộ KH&CN trình Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2006/NĐ-CP về thống kê KH&CN. Là cơ quan lƣu giữ và cấp đăng ký kết quả nghiên cứu, Trung tâm đã chủ trì soạn thảo Quy chế đăng ký, lƣu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16.3.2007).

Từ ngày 11/03/2005, Việt Nam chính thức đƣợc UNESCO chấp nhận là quốc gia thành viên của mạng lƣới mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN). Trung tâm đƣợc chỉ định là Trung tâm ISSN quốc gia của Việt Nam, trực tiếp tổ chức và thực hiện việc đăng ký, cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ trên lãnh thổ Việt Nam. Tính đến tháng 6/2009, Trung tâm ISSN Việt Nam đã đăng ký và cấp ISSN cho 294 xuất bản phẩm.

Trung tâm đã soạn thảo và trình Bộ trƣởng Bộ KH&CN ban hành Quy chế Chợ Công nghệ và Thiết bị (theo Quyết định 15/2007/QĐ-BKHCN ngày 27/07/2007) và Thông tƣ liên tịch 152/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 17/12/2007 về việc hƣớng dẫn quản lý tài chính đối với việc tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị - một trong những hình thức và biện pháp thúc đẩy hình thành thị trƣờng công nghệ, gắn kết giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất. Đặc biệt, tháng 9/2009, Trung tâm đã tổ chức thành công Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam ASEAN+3 (Techmart Việt Nam ASEAN+3) quy mô

quốc tế với sự tham gia của 651 đơn vị thuộc các nƣớc ASEAN+3 và trong nƣớc. Tổng trị giá hợp đồng đƣợc ký kết tại Techmart này đạt 1.718 tỷ đồng. Hiện nay, Trung tâm đang tích cực đẩy mạnh công tác quảng bá, triển khai, giới thiệu các nguồn tin điện tử, hƣớng dẫn các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy… khai thác các nguồn tin một cách hiệu quả nhất nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo.

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Năm 2008, Nghị định 28/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN, Chính phủ đã xác định có Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trong cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN để tăng cƣờng công tác quản lý và phát triển sự nghiệp thông tin KH&CN.

Ngày 27/12/2009, Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định 2880/QĐ- BKHCN thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Ngày 28/01/2010, Bộ trƣởng Bộ KH&CN đã ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia kèm theo Quyết định số 116/QĐ-BKHCN. Trải qua chặng đƣờng lịch sử 50 năm xây dựng và trƣởng thành, Thông tin KH&CN Việt Nam đã phát triển từ một thƣ viện khoa học đơn lẻ đến một mạng lƣới thƣ viện KH&KT rộng lớn, từ một phòng thông tin khoa học đến một hệ thống thông tin KH&CN nhƣ ngày nay. Những thành tựu có đƣợc ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc; sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc, Ủy ban KH&KT Nhà nƣớc, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng trƣớc đây và Bộ KH&CN hiện nay; sự hỗ trợ tích cực của quốc tế và hơn nữa là sự đóng góp đầy tâm huyết của nhiều thế hệ cán bộ thƣ viện và thông tin: Từ những bậc lão thành

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 50)