Thu hút nhân lực KH&CN

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 26)

Vai trò quan trọng của nhân lực KH&CN ngày càng đƣợc khẳng định trong phát triển KH&CN cũng nhƣ phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy bài toán thu hút nhân lực KH&CN luôn đƣợc đặt ra và đƣợc xem nhƣ chiến lƣợc phát triển của tổ chức. Tuy vậy, việc thu hút nhân lực KH&CN không dễ dàng để họ phát huy khả năng tốt nhất, hay nói cách khác đi là để sử dụng họ hiệu quả nhất trong công việc. Vì vậy câu hỏi đặt ra là: mục đích thu hút nhân lực KH&CN để làm gì? Đối tƣợng thu hút là ai? Và giải pháp để thu hút nhƣ thế nào?

- Mục đích thu hút nhân lực KH&CN

Thu hút nhân lực KH&CN là để giải quyết những vấn đề KH&CN đặt ra mà nguồn nhân lực KH&CN sẵn có trong khuôn khổ một tổ chức chƣa giải quyết đƣợc.

- Đối tượng nhân lực KH&CN được thu hút

Nhân lực KH&CN đƣợc thu hút là những ngƣời đủ năng lực, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm,… đã đƣợc cộng đồng khoa học hoặc xã hội thừa nhận, thích

hợp cho công việc, có khả năng giải quyết đƣợc công việc một cách tốt nhất và những ngƣời trong tƣơng lai sẽ đáp ứng đƣợc các công việc mà tổ chức cần (các sinh viên đang theo học các chuyên ngành liên quan đến cơ quan,…).

- Giải pháp thu thú nhân lực KH&CN: Có nhiều cách để thu thú nhân lực KH&CN, sau đây là một số giải pháp chính:

+ Phương thức quản lý nhân lực KH&CN, quản lý hoạt động KH&CN cần linh hoạt, cởi mỏ.

Cách quản lý nhân lực KH&CN trong các tổ chức KH&CN cần thiên về khuyến khích hỗ trợ cho đối tƣợng hoạt động hơn là kiểm soát chặt chẽ để duy trì kỷ luật lao động. Sử dụng Thuyết Y trong Học thuyết quản lý của Douglas Mc Gregora (giáo sƣ của Viện MIT – Mỹ) là phù hợp với quản lý lao động khoa học. Thuyết Y trong quản lý nhân lực là việc sử dụng biện pháp tự chủ, tạo ra những điều kiện phù hợp để các thành viên trong tổ chức có thể đạt đƣợc tới mục tiêu và cố gắng hết mình vì thành công của tổ chức. Theo Thuyết Y, ngƣời quản lý hoàn toàn có thể tin tƣởng vào ngƣời lao động để họ tham gia vào quá trình ra quyết định. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới có sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau. Vì thế, ngƣời lao động tự nguyện, tự giác làm việc, tận dụng khai thác tiềm năng, khả năng sáng tạo của mình, có tinh thần trách nhiệm và muốn làm việc tốt. Khi đƣợc khuyến khích và đƣợc thỏa mãn nhu cầu, họ tích cực làm việc, chia sẻ trách nhiệm và khi đƣợc tôn trọng, họ muốn khẳng định mình.

Thuyết Y về cơ bản khác biệt với Thuyết X cũng do Mc Gregora phát hiện. Thuyết X là việc sử dụng quyền lực tuyệt đối với cấp dƣới để điều khiển và giám sát chặt chẽ. Theo Thuyết X, ngƣời quản lý không tin tƣởng vào cấp dƣới, thƣờng xuyên kiểm soát, đốc thúc, kiểm tra. Vì vậy ngƣời lao động không có tâm lý thoải mái làm việc, luôn lo lắng với các hình phạt, gây ảnh hƣởng đến tinh thần, thiếu sáng tạo trong công việc. Tuy nhiên, quản lý nhân lực theo Thuyết X hay Thuyết Y sẽ phù hợp trong điều kiện nhất định và có cùng mục đích hƣớng

tới thành công của tổ chức. Với đặc tính của lao động khoa học, quản lý nhân lực KH&CN theo Thuyế Y là phù hợp.

+ Chính sách lương, trọng dụng, đãi ngộ tương xứng với đóng góp của nhà khoa học

Giải pháp này thƣờng mang tính chiến lƣợc chi phối các giải pháp khác. Tính cạnh tranh của chinh sách tiền lƣơng, trọng dụng, đãi ngộ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân các ngƣời tài. Thu nhập ngoài việc phản ánh sự đóng góp của lao động khoa học, còn phải có tính cạnh tranh với các mức thu nhập mà các đối thủ khác sẵn sàng chi trả cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, mức thu thập không phải là nhân tố duy nhất quyết định cạnh tranh trong thu hút nhân lực. Các yếu tố về điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, phát triern cũng có ý nghĩa đối với ngƣời lao động. Việc trả công xứng đáng cho đóng góp của ngƣời lao động sẽ tạo động cơ tốt cho họ làm việc.

+ Điều kiện, môi trường làm việc tốt, hấp dẫn người lao động

Việc tạo đƣợc môi trƣờng thu hút, hấp dẫn là rất quan trọng, bao gồm các yếu tố nhƣ: (i) điều kiện làm việc tốt (cơ sở hạ tầng nhƣ phòng thí nghiệm, máy tính cá nhân; điều kiện tiếp cận thông tin nhanh, kịp thời, đầy đủ, chính xác; có một tập thể hoạt động tốt, ăn ý, không khí làm việc cởi mở, minh bạch, dân chủ,…). Việc xây dựng hạ tầng cơ sở mạnh, hiện đại, điều kiện làm việc tốt là cách tạo ra môi trƣờng làm việc để thu hút nhân lực KH&CN công tác tại cơ quan.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)