Đặc thù của lao động khoa học quyết định đến phương thức sử dụng nhân lực KH&CN
Lao động khoa học mang tính đặc thù, khác biệt với lao động sản xuất thông thƣờng. Lao động khoa học có một số đặc điểm sau:
- Tính mới: Lao động khoa học là quá trình thâm nhập vào thế giới của những sự vật mà con ngƣời chƣa biết. Vì vậy, lao động khoa học là quá trình hƣớng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Tính sáng tạo, tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học. Vì thế luôn đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén trong tƣ duy ngƣời lao động. Trình độ chuyên môn càng cao, hiểu biết càng sâu rộng thì càng có nhiều cơ hội phát huy tính sáng tạo.
- Tính tin cậy: Một kết quả nghiên cứu đạt đƣợc phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần do nhiều ngƣời khác nhau thực hiện trong những điều kiện (quan sát hoặc thí nghiệm) giống nhau và với những kết quả thu đƣợc hoàn toàn giống nhau. Khi đó có thể xem kết quả ấy đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật hoặc hiện tƣợng.
- Tính thông tin: Đây là đặc điểm quan trọng của lao động khoa học, bởi vì bất kỳ sản phẩm nào của lao động khoa học (nhƣ: báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, mẫu vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm về một phƣơng thức sản xuất mới,…) đều đặc trƣng thông tin, là kết quả của quá trình khai thác và xử lý thông tin.
- Tính khách quan: Cơ sở của tính khách quan trong lao động khoa học là sự trung thực. Để đảm bảo tính khách quan, nhà khoa học không đƣợc nhận định vội vã theo cảm tính, không đƣợc đƣa ra kết luận thiếu các xác nhận bằng kiểm chứng, mà luôn luôn kiểm tra chặt chẽ.
- Tính rủi ro: Vì là lao động mang tính sáng tạo, đi tìm cái mới, do đó cũng có thể thành công, cũng có thể thất bại. Sự thất bại này có thể do nhiều nguyên nhân ở mức độ khác nhau nhƣ: thiếu thông tin cần thiết và đủ tin cậy; do khả năng thực hiện của nhà khoa học chƣa đủ để xử lý vấn đề; giả thuyết đặt ra sai hay những nguyên nhân bất khả kháng. Tuy nhiên, đôi khi thất bại cũng đƣợc xem là một kết quả.
- Tính kế thừa: mỗi sản phẩm khoa học thƣờng đƣợc xuất phát từ sự kế thừa của những công trình khoa học trƣớc đó. Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phƣơng pháp luận nghiên cứu.
- Tính cá nhân: thể hiện trong tƣ duy cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân đối với kết quả KH&CN mà họ tạo ra.
Với tất cả các đặc tính trên của lao động khoa học, ngƣời sử dụng lao động cần tạo đƣợc môi trƣờng làm việc dân chủ, môi trƣờng làm việc tự do để các nhà khoa học, ngƣời lao động đƣợc thỏa sức sáng tạo và thể hiện đƣợc quan điểm cá nhân của mình.
Phương thức sử dụng hiệu quả nhân lực KH&CN
- Bố trí đúng người ,đúng việc: Sử dụng là một khâu quan trọng để phát huy tiềm năng, tri thức và kỹ năng của nhân lực KH&CN đã đƣợc đào tạo. Sử dụng đúng năng lực, trình độ thì sẽ phát huy đƣợc tài năng và sẽ mở ra cơ hội để phát triển qua công việc thực tiễn. Ngƣợc lại nếu không sử dụng đúng năng lực, trình độ đã đƣợc đào tạo thì sẽ không phát huy đƣợc kiến thức đã qua đào tạo. Việc phân biệt chuyên môn rõ ràng, đúng ngƣời, đúng trình độ sẽ tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu phát huy vai trò cá nhân và cạnh tranh lành mạnh.
- Tạo môi trường làm việc tốt
Sử dụng nhân lực KH&CN là việc tạo môi trƣờng để nhân lực KH&CN phát triển. Nếu môi trƣờng làm việc phù hợp, thuận lợi thì nhân lực KH&CN sẽ phát triển nhanh chóng, mang lại những thành quả hữu ích, đóng góp cho nên KH&CN cũng nhƣ kinh tế - xã hội. Nếu môi trƣờng làm việc không phù hợp thì phát triển khó khăn, thậm chí làm thui chột và phải đào tạo lại. Vậy môi trƣờng làm việc ở đây là gì? Có thể phân thành hai cấp độ nhƣ sau: môi trƣờng vi mô ở cấp độ tổ chức và môi trƣờng vĩ mô ở cấp độ xã hội.
+ Thứ nhất, về môi trƣờng vi mô (trong phạm vi của một tổ chức): kinh nghiệm từ nhiều nƣớc cho thấy điều mà cán bộ khoa học cực kỳ quan tâm là có
đƣợc một môi trƣờng làm việc thuận lợi, cụ thể là: (i) tiếng nói, quan điểm, tâm tƣ nguyện vọng của họ đƣợc coi trọng (ví dụ nhƣ ý kiến, sáng kiến của họ đƣợc lãnh đạo xem xét và đánh giá); (ii) có cơ hội học hỏi, thăng tiến về chuyên môn (ví dụ nhƣ đƣợc đào tạo trong và ngoài nƣớc, đƣợc làm việc và tham gia các hội nghị, hội thảo để nâng cao chuyên môn); (iii) có không khí làm việc hợp tác, cạnh tranh lành mạnh; (iv) có cơ chế đánh giá chất lƣợng và hiệu quả nghiên cứu một cách minh bạch và cơ chế thƣởng, phạt công bằng.
+ Thứ hai, về môi trƣờng vĩ mô (trong phạm vi toàn xã hội và trong mối tƣơng quan với các cơ quan, tổ chức khác). Khi làm việc cho một tổ chức thì thông thƣờng thì cán bộ khoa học vẫn có mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức khác. Vì thế đƣợc tạo điều kiện thuận lợi trong các mối quan hệ này sẽ có vai trò quan trọng trong hoạt động KH&CN của các nhà khoa học. Nhƣ vậy ở đây cần có quan điểm làm việc và cách thức quản lý linh hoạt.
- Tôn trọng quyền cá nhân, trao quyền chủ động cho cán bộ:
Đối với nguồn nhân lực trình độ cao nên có sự quan tâm, tin tƣởng, tạo điều kiện và trao quyền quyết định về một số lĩnh vực và trong phạm vi cho phép trong công việc của cơ quan. Chẳng hạn: đƣợc tự do xác định vấn đề nghiên cứu, lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu; tự do lựa chọn ngƣời hợp tác nghiên cứu,… đây là điều kiện để cán bộ khoa học tự do nghiên cứu và sáng tạo.
- Tôn vinh, trọng dụng nhân lực KH&CN cống hiến
Trong công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học thì việc cống hiến sức lực, thể hiện niềm say mê tìm tòi sáng tạo, nhƣng cũng chịu ảnh hƣởng nhất định từ những mong muốn về vật chất của các cán bộ. Đây là nhu cầu chính đáng với mong muốn đảm bảo cuộc sống của mình.
Muốn sử dụng tốt đội ngũ cán bộ KH&CN luôn phải có những đánh giá phân loại theo những kết quả mà họ mang lại, để chọn ra những ngƣời thực sự xuất sắc về mặt khoa học và có các chính sách dành riêng cho họ. Những chính sách khen thƣởng, tiền lƣơng, đãi ngộ thỏa đáng và kịp thời đối với những đóng góp của các cán bộ là động lực thúc đấy họ phát huy năng lực sáng tạo và cống hiến hết mình trong công việc chung của cơ quan. Đây cũng là cách để giữ chân các cán bộ khoa học giỏi.