Kinh nghiệm nước ngoài

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 39)

- Kinh nghiệm của Nhật Bản

+ Phát hiện nhân tài: Nhật Bản tuy không có chính sách phát hiện và bồi dƣỡng nhân tài cụ thể nhƣng các trƣờng đại học công lập (trung ƣơng, tỉnh) của Nhật đều có các trƣờng trung học thực hành. Các trƣờng này thƣờng chỉ tuyển sinh xuất sắc của các trƣờng tiểu học và áp dụng các phƣơng pháp mới trong đào tạo, nên hầu hết học sinh của các trƣờng này đều thuộc loại giỏi và đƣợc tuyển vào các trƣờng đại học một các dễ dàng. Hỗ trợ và khuyến khích đào tạo ở nƣớc ngoài và tranh thủ chất xám ở nƣớc ngoài tập trung nguồn lực cho các trƣờng đại học hàng đầu để đào tạo đội ngũ trí thức có chất lƣợng cao (cả trƣờng công và trƣờng tƣ).

+ Sử dụng nhân tài: các doanh nghiệp ở Nhật đều có chính sách bồi dƣỡng và động viên nhân viên của mình tham gia học tập và nâng cao trình độ. Nhờ có hệ thống tuyển dụng và hợp đồng lao động có tính khuyến khích sự gắn bó của ngƣời lao động với công ty nên các công ty sẵn sàng tài trợ kinh phí cho nhân viên của mình đi học. Chế độ học tập cộng với các khuyến khích vật chất và phi vật chất khác đã giúp các công ty giữ đƣợc ngƣời tài ở lại làm việc cho mình. Hệ thống nghiên cứu tƣ nhân phát triển ở Nhật cũng là nơi thu hút nhiều lao động có trình độ cao làm việc lâu dài và phát huy tài năng. Cơ chế nhiều nhóm nghiên cứu theo một chủ đề trong các tập đoàn lớn có các sở nghiên cứu quy mô cũng tạo cơ hội cho các tài năng trẻ phát huy tính sáng tạo của mình.

- Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của nhà nƣớc Chính phủ không can thiệp vào quản lý của các trƣờng đại học và cơ quan nghiên cứu khoa học. Giao quyền tự chủ tuyệt đối cho các trƣờng đại học và các cơ sở nghiên cứu

KH&CN. Hoa Kỳ còn có một loạt sang kiến trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực KH&CN nhƣ:

- Ngƣời đứng đầu các trƣờng đại học, các cơ quan nghiên cứu KH&CN phải là những ngƣời giỏi và có bản lĩnh thực sự.

- Tạo điều kiện sống bình ổn và điều kiện làm việc thuận lợi với các thƣ viện phòng thí nghiệm, thiết bị tiên tiến và hiện đại.

- Tạo mối quan hệ nhà nƣớc - xã hội - ngƣời nghiên cứu - thị trƣờng trong và ngoài nƣớc: dân chủ, công khai, bình đẳng và hài hòa.

- Sử dụng quy luật cạnh tranh để tồn tại trong phát triển giới trí thức.

- Có chính sách sử dụng, tôn vinh, thu hút ngƣời giỏi ngƣời tài: tự do học thuật, tự do sáng tạo.

- Khuyến khích, đãi ngộ, vinh danh tri thức, ngoài những đáp ứng thỏa đáng về điều kiện và môi trƣờng làm việc tốt cho trí thức. Mỹ còn đặt ra nhiều hình thức khen thƣởng và giải thƣởng để tôn vinh trí thức có nhiều sáng tạo, nhiều phát kiến và nhiều công trình nghiên cứu phục vụ cho phát triển KT-XH, các giải thƣởng này rất đa dạng và nhiều tầng bậc:

+ Giải thƣởng cho các nhà khoa học trẻ. + Giải thƣởng cho các thủ khoa.

+ Giải thiên tài. + Giải Nobel.

+ Giải thƣởng của tổ chức hiệp hội Mỹ. + Giải thƣởng của Nhà trắng.

Bên cạnh đó có các hình thức tôn vinh nhƣ: + Đƣợc gặp lãnh đạo các Bang.

- Kinh nghiệm của Singapore

Singapore là nƣớc có chính sách linh hoạt trong việc đào tạo năng khiếu và phát triển tài năng với mục đích nuôi dƣỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển của quốc gia. Chƣơng trình giáo dục tài năng (Gifted Education Program-GEP) đã đƣợc xây dựng và triển khai tại tất cả các cơ sở giáo dục nhằm hỗ trợ các học sinh, sinh viên phát triển năng khiếu trên các phƣơng diện: kiến thức, quá trình học tập, cách trình bày kết quả và tạo dựng môi trƣờng học tập phù hợp với chƣơng trình đào tạo của học sinh năng khiếu. Các trƣờng có thể lựa chọn sử dụng chƣơng trình GEP để áp dụng cho mình. Chính sách này cho phép học sinh đăng ký học chuyên về một lĩnh vực yêu thích, các trƣờng tiểu học có thể đƣa ra các phân môn học mới.

Bên cạnh đó Chính phủ Singapore đã cho phép thành lập trƣờng Quản trị Singapore theo mô hình giáo dục kiểu Mỹ và đã thu hút đƣợc nhiều sinh viên nƣớc ngoài đến học. Đại học quốc gia Singapore (NUS) cũng trở thành chuẩn mực của mô hình đào tạo tiên tiến, trƣờng còn thành lập một chi nhánh và liên kết với các tổ chức giáo dục, nghiên cứu của Mỹ tại Silicon Valley (bang Califonia) để sinh viên học tại chi nhánh này có thể tham gia thực tập ngay tại các công ty công nghệ cao hàng đầu thế giới. Không chỉ xuất khẩu, Singapore còn mở cửa để nhập khẩu giáo dục, chín trƣờng đại học nƣớc ngoài có uy tín đã thành lập chi nhánh đào tạo sau đại học ở Singapore

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 39)