Từ các nội dung phát triển nguồn nhân lực đã đƣợc nêu ở trên, có thể khái quát các tiêu chí phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở các khía cạnh sau:
1.4.1. Tiêu chí về số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN
Số lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực đƣợc xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân số. Riêng đối với nguồn nhân lực KH&CN thì số lƣợng còn phụ thuộc nhiều yếu tố có tính chất xã hội khác nhau: Trình độ phát triển của giáo dục - đào tạo; mức sinh đẻ; trình độ xã hội hoá; nguồn thu nhập; di dân và nhập cƣ; độ tuổi ngƣời lao động. Nhƣ vậy, sự gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và gia tăng số lƣợng nguồn nhân lực KH&CN.
1.4.2. Tiêu chí về chất lượng nguồn nhân lực KH&CN
Trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế, chất lƣợng nguồn nhân lực KH&CN có vai trò quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên phải đƣợc quan tâm phát triển. Để hiểu rõ hơn về chất lƣợng nguồn nhân lực KH&CN, có thể cụ thể hoá các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực sau đây:
- Về thể lực
Sức khoẻ là yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực. Thể lực của ngƣời lao động là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phƣơng tiện thiết
yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Thể lực của nguồn nhân lực đƣợc biểu hiện ở trạng thái sức khoẻ của con ngƣời, các chỉ số sinh học nhƣ chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, khả năng hoạt động của cơ bắp... Thể lực của con ngƣời đƣợc hình thành, duy trì, phát triển do chế độ dinh dƣỡng, chăm sóc sức khoẻ, giống nòi, rèn luyện thể chất,... Nó phụ thuộc vào chính sách xã hội và trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
- Về trí lực
Trình độ trí lực của nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ đòi hỏi khá cao. Trí lực đƣợc biểu hiện ở trình độ học vấn, khả năng sáng tạo, trình độ tay nghề, phẩm chất tốt đẹp của ngƣời công dân yêu nƣớc, có lòng yêu nƣớc thiết tha, tự trọng dân tộc cao, yêu chủ nghĩa xã hội, quyết chí đƣa đất nƣớc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công CNH - HĐH vì mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
1.4.3. Tiêu chí về kết quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN
Đây là một nhân tố có ý nghĩa quan trọng đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực KH&CN, nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của các tố chất phản ánh mặt chất lƣợng. Hệ thống giáo dục đào tạo, nếu đƣợc tổ chức, đổi mới hợp lý không ngừng, nâng cao chất lƣợng thì sẽ tạo sự phát triển mạnh mẽ chất lƣợng nguồn nhân lực KH&CN.
1.4.4. Tiêu chí đánh giá kết quả thu hút, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN
Việc bồi dƣỡng và đào tạo nhân tài phải đi liền với việc sử dụng và trọng dụng nhân tài, coi sử dụng và trọng dụng nhân tài chính là đích cuối cùng, phản ánh hiệu quả của bồi dƣỡng và đào tạo nhân tài.
Đây là tiêu chí phản ánh thực chất quá trình phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Chỉ khi nào có cơ chế, chính sách mang tính đột phá, chiến lƣợc và