4.2.2.1. Đối với nhóm nhân lực thực tế
Tác giả đề xuất hai hình thức đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực đang làm việc trong cơ quan là: đào tạo dài hạn và bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn.
* Đào tạo dài hạn:
+ Mục đích: phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao, có khả năng nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ phức tạp của cơ quan.
+ Địa chỉ và thời gian đào tạo: do các cơ sở đào tạo (học viện, trƣờng đại học) trong và ngoài nƣớc thực hiện. Thời gian đào tạo theo quy định của cơ sở (1 năm, 2 năm, 4 năm).
+ Nội dung chương trình: theo quy định của cơ sở đào tạo. * Bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn:
+ Mục đích: nâng cao kiến thức và kỹ năng (chủ yếu là kỹ năng) thực hiện các công việc của cơ quan. Nhân lực hoặc sẽ đƣợc nâng cao tay nghề thực hiện
các công việc với quy trình và công nghệ quen thuộc, hoặc đƣợc bổ sung kiến thức và kỹ năng thích nghi với những thay đổi về công nghệ của công việc này.
+ Địa chỉ và thời gian đào tạo:
- Địa chỉ: Các đơn vị đào tạo trong và ngoài nƣớc. - Thời gian: từ 2-5 ngày; từ 1-3 tháng.
+ Nội dung chương trình: theo chuyên đề, mỗi chuyên đề tƣơng ứng với một công việc hoặc một vấn đề cần giải quyết. Ví dụ: chuyên đề về xử lý nội dung thông tin; chuyên đề về phƣơng pháp xử lý thông tin thống kê, v.v...
Biên soạn tài liệu nghiệp vụ
Tài liệu nghiệp vụ có tác dụng vừa phục vụ các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn vừa là nguồn tài liệu để nhân lực có thể tự học để nâng cao trình độ. Tài liệu nghiệp vụ có thể gồm:
- Tài liệu hƣớng dẫn thực hiện các công việc tại các đơn vị của cơ quan; - Công cụ trợ giúp thực hiện thực hiện các công việc đó
- Bản thuyết minh hƣớng dẫn sử dụng thiết bị, công nghệ mới.
Một trong những yếu cầu đối với các loại tài liệu nghiệp vụ nói trên là phải đƣợc biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu và hình thức xuất bản phù hợp với mục đích từng tài liệu. Ví dụ: Bản thuyết minh hƣớng dẫn sử dụng thiết bị, công nghệ mới có thể xuất bản dƣới hình thức tờ rơi.
4.2.2.2. Đối với nhóm nhân lực tiềm năng
Giải pháp đào tạo đối với nhân lực đang được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và trong tương lai có thể làm việc tại các cơ quan bằng cách phối hợp giữa cơ quan với các cơ sở đào tạo.
Giải pháp phối hợp giữa cơ quan và các cơ sở đào tạo thể hiện trong các nội dung sau đây:
+ Xây dựng chƣơng trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu hƣớng dẫn; + Giảng dạy, hƣớng dẫn khóa luận, luận văn, luận án;
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học; + Hợp tác nghiên cứu khoa học;
+ Hƣớng dẫn sinh viên thực tập, khảo sát.
Ví dụ về chuyên ngành thông tin, thư viện, thống kê KH&CN tại cơ quan có thể phối hợp với các cơ sở đào tạo sau:
- Khoa Thƣ viện của Đại học Thái Nguyên;
- Khoa Thông tin-Thƣ viện của Trƣờng ĐHKHXHNV thuộc ĐHQG Hà Nội; Khoa Thƣ viện của Trƣờng ĐHKHXHNV thuộc ĐHQG TP.HCM;
- Khoa Thống kê của Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội,...
Chuyên ngành về công nghệ thông tin, mạng phối hợp với các cơ sở đạo tạo:
- Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Bách Khoa Hà Nội, - Khoa Công nghệ Thông tin, Trƣờng Đại học FPT.
- Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội,...