1. 5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
3.3.2. Hoạt động kinh doanh của siêu thị Vinatex trong những năm qua
qua 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 Tỷ đồng Doanh số 204.90 213.28 216.63 78.50 83.50 Chi phí 180.77 185.88 186.49 57.28 61.96 Lợi nhuận 24.13 27.40 30.14 21.22 21.54 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013
Hình 3.3 Biểu đồ tình hình hoạt động kinh doanh của siêu thị Vinatex Cần Thơ (2010- 6T/2013)
Qua bảng số liệu cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của Siêu thị Vinatex Cần Thơ đều tăng trưởng dương nhưng mức tăng không cao trong từng giai đoạn. Cụ thể, năm 2011doanh số thực hiện đạt 204.90tỷ đồng tăng 4,09% so với năm 2010 và lợi nhuận sau thuế đạt 13,58%. Bước sang năm 2012, nền kinh tế phải trãi qua thời kì khó khăn, mức chi tiêu của người tiêu dùng được thắt chặt nên mức tăng trưởng của Siêu thị Vinatex Cần Thơ cũng bị ảnh hưởng, doanh thu chỉ tăng 1,57% so với năm 2011, mặc dù siêu thị đã có những giải pháp giảm thiểu chi phí, cụ thể chi phí từ 2,82% trong giai đoạn 2010-2012 giảm xuống 0,33 trong giai đoạn 2011-2012, do đó lợi nhuận cũng tăng nhẹ từ 27.40 lên 30.14 tỷ đồng, tăng 2.74 tỷ đồng. Tương tự như vậy, trong giai đoạn 6 tháng 2012 đến 6 tháng 2013, ta có thể thấy mặc dù doanh thu có tăng nhưng do chi phí tăng, nguyên nhân của sự tăng lên của giá cả nên lợi nhuận có tăng nhưngkhông nhiều từ 21.22 tỷ đồng lên 21.54 tỷ đồng, tăng 0.32 tỷ đồng. Mặc dù, Siêu thị Vinatex Cần Thơ đã có những nổ lực nhất điịnh trong việc tăng trưởng doanh thu và giảm chi phí kinh doanh. Vì vậy, trong thời gian tới Siêu thị Vinatex Cần Thơ nói riêng và Tập đoàn Dệt may Vinatex cần cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh như mở rộng mạng lưới siêu thị mini và tham gia các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, kích thích tiêu dùng bằng các chương trình khuyến mãi, tăng lợi ích và ưu đãi cho người tiêu dùng và giảm thiểu những chi phí không cần thiết.
3.3.3. Thị trường sản phẩm dệt may thời trang trong thời gian qua
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân nước ta. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp một mặt hàng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Thị trường nội địa, được coi là một cứu cánh của nhiều doanh nghiệp dệt may trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp dệt may vẫn tăng trưởng khá. Theo báo cáo của Bộ Công thương, kết thúc năm 2011, doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp thuộc Vinatex ước đạt 17.200 tỷ đồng, tăng trưởng 15%.
Năm 2011 mặc dù người dân phải thắt chặt chi tiêu, nhưng ngành vẫn có mức tăng trưởng khá. Điều này chứng tỏ sản phẩm dệt may đã có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường nội địa.
Năm 2011, sản phẩm dệt may “Made in Vietnam” tiếp tục được người tiêu dùng sản lựa chọn. Nghiên cứu mới đây của Niesel - siêu thịchuyên cung
cấp thông tin về đo lường các chỉ số truyền thông và thị trường còn cho thấy, có đến 90% người được hỏi ở Tp.HCM và 83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắc chắn sẽ mua hàng Việt Nam nhiều hơn.
Lý do khiến người tiêu dùng quay trở lại với các sản phẩm tiêu dùng trong nước được đưa ra gồm: giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch vụ khuyến mại, bảo hành tốt, và quan trọng nhất là sản phẩm đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng hơn so với hàng Trung Quốc.
Năm 2012 mặc dù tiêu thụ nội địa khó khăn, Vinatex vẫn đạt mức tăng trưởng thị trường nội địa hơn 15% với doanh thu đạt 20.000 tỷ đồng, hệ thống tiêu thụ nội địa của các DN trong ngành như: Vinatex Mart, Việt Tiến, Nhà Bè… mở rộng nhanh chóng, đây là cơ sở để để tin tưởng rằng thị trường nội địa sẽ là giải pháp tốt cho ngành dệt may.
Năm 2013 ngành dệt may sẽ hướng mạnh về thị trường nội địa. Theo đó, các DN cần phải tăng khả năng thích ứng với thị trường. Các hình thức khuyến mại bán hàng, giảm giá phải được thực hiện đều đặn hàng tháng, quý thậm chí từng tuần với giá cả hợp lý trên mức mong muốn của khách hàng để kích thích tiêu thụ. Tăng cường hơn nữa đầu mối bán hàng, tổ chức dịch vụ bán hàng tốt hơn và đặc biệt là đẩy mạnh khâu thiết kế thời trang, khai thác nguồn nguyên phụ liệu tốt để làm sao có mẫu mã đẹp, hấp dẫn phục vụ người tiêu dùng.
Trước định hướngnày, nhiều doanh nghiệp cho rằng để có thể đáp ứng sản phẩm sản xuất nội địa với nguyên liệu nội địa thì doanh nghiệp ngành may phải chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước. Đồng thời Nhà nước cũng cần có các chính sách để quy hoạch, khuyến khích hỗ trợ ngành dệt, nhuộm phát triển nguồn nguyên liệu. Bởi nếu không có nguyên liệu tốt trong nước thì không thể có hàng dệt may Việt Nam chất lượng cao để phục vụ cho người Việt Nam. [3]
Thị trường dệt may nội địa là một thị trường tiềm năng và cần được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư đúng mức của Nhà nước trong thời gian tới.
3.4. GIỚI THIỆUVỀ SẢN PHẨM DỆT MAY THỜI TRANG CỦA VINATEX CẦN THƠ VINATEX CẦN THƠ
3.4.1Các thương hiệu dệt may
Siêu thị Vinatex đi đầu trong phân phối hàng thời trang Made in Vietnam, Vinatexmart thật sự đã trở thành cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất Việt. Dệt may là thế mạnh của siêu thị Vinatex Cần Thơ, đây là ngành hàng chủ lực của siêu thị,với việc phân phối,kinh doanh các sản phẩm
thời trang của các thương hiệu khác và tự bán ra thị trường. Với việc kinh doanh 100% mặt hàng dệt may Việt, Vinatex thật sự đã mang chương trình “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và câu khẩu hiệu “ Mua sắm đáng tiền ưu tiên hàng Việt” đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hiện tại, siêu thị đang kinh doanh rất nhiều mặt hàng dệt may từ các thương hiệu trung đến cao cấp đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Trong đó, các thương hiệu điển hình như Việt Tiến, Việt Thy, Mactana, Tây Đô, Nhà Bè …Bên cạnh đó, các thương hiệu do Tập đoàn Vinatex tự sản xuất bao gồm: DORA, SURI, RONI. Ngày càng được khách hàng ưa chuộng và tin dùng.
3.4.2 Các mặt hàng dệt may
Siêu thị kinh doanh 4 mặt hàng bao gồm: Hàng Nam, hàng Nữ, Trẻ em và hàng Khác với nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
3.4.2.1 Hàng Nam
Mặt hàng Nam là mặt hàng chiếm doanh thu cao nhất trong 4 mặt hàng mà siêu thị kinh doanh, với các mặt hàng đa dạng từ áo sơ mi, áo thun, quần tây, quần jeans đến các mặt hàng như đồ ngủ, quần lửng, …. của các thương hiệu Việt nổi tiếng như: Việt Tiến, Việt Thy, Việt Long, Việt Thắng, Nhà Bè,..và sản phẩm do Vinatex sảnxuất với thương hiệu Roni, được nhiều người ưa chuộng
3.4.2.2 Hàng Nữ
Mặt hàng Nữ được đánh giá là mặt hàng dệt may đa dạng chủng loại nhất của siêu thị, với số lượng nhà cung cấp lớn nhất với các thương hiệu được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn và tin dùng với kiểudáng thời trang và chất liệu
đa dạng như: Phan Thị Lan, Đan Châu, Hạnh, Mỹ Lệ,…và các thương hiệu do Vinatex sản xuất như TiSa, DORA.
3.4.2.3 Trẻ em
Các mặt hàng trẻ emcả nam lẫn nữrất đa dạng từ các loại áo quần dành cho các em nhỏ mặc hàng ngày, đồng phục học sinh đến các sản phẩm thời trang với thiết kế đẹp mắt dành cho những dịp vui chơi như đầm, áo thun, quần jeans, váy,…với đủ mọi kích cỡ phù hợp với mọi lứa tuổi.
3.4.2.4 Hàng Khác
Các mặt hàng như áo gối, gối hơi, ga giường, ba lô học sinh, giày dép, nón, bao tay, vớ chân,…là các mặt hàng Khác của siêu thị với nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng dễ dàng chọn lựa.
3.5. THỰC TRẠNG KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM DỆT MAY THỜI TRANG CỦA VINATEX CẦN THƠ TRANG CỦA VINATEX CẦN THƠ
3.5.1. Kết quả tình hình kinh doanh các sản phẩm dệt may thời trang
0.00 50.00 100.00 150.00 Tỷ đồng Hàng Khác 10.63 9.49 12.97 4.7 7.11 Trẻ em 14.18 17.08 19.46 7.83 6.28 Hàng Nữ 21.27 30.37 36.75 11.75 11.71 Hàng Nam 24.81 37.96 38.92 14.89 16.73 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013
Nguồn: số liệu phòng kế toán Siêu thị Vinatex Cần Thơ
Hình 3.4 Biểu đồ tình hình kinh doanh các sản phẩm dệt may thời trang Từ biểu đồ trên ta thấy,ngành hàng dệt may tăng trưởng qua từng năm và các mặt hàng có sự chênh lệch rõ rệt. Năm 2010, ngành hàng dệt may của siêu thị chiếm 34,6% tổng doanh thu của siêu thị và mức % này tăng dần qua từn năm trong từng giai đoạn. Điển hình trong 6 tháng đầu năm 2013 ngành hàng dệt may đã đạt mức doanh thu 41.83 tỷ đồng chiếm 50.1% tổng doanh thu của siêu thị. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho tình hình hoạt động kinh doanh của siêu thị, khi ngành hàng chính lại liên tục tăng trưởng trong từng
năm, cho thấy khách hàng đã biết đến và sử dụng sản phẩm dệt may của siêu thị nhiều hơn. Mặc dù nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, tuy nhiên do nhu cầu ăn mặc ngày càng được nhiều người chú trọng. Bên cạnh đó, chất lượng không tốt của các sản phẩm dệt may Trung Quốc ngày càng được phẩn ánh và người tiêu dùng cũng e ngại khi sử dụng các sản phẩm này nên họ có xu hướng mua các sản phẩm có thương hiệu và các sản phẩm gắn mác “Made in Vietnam” ngày càng được khách hàng tin dùng. Xu hướng này ngày càng tăng cũng do một vài lý do khách quan khác như sự tiện ích của việc mua sắm ở siêu thị, khi mua sắm ở đây họ sẽ mua được các hàng hóa mình vừa ý một cách nhanh chóng và không cần phải mặc cả và còn có thể tích lũy điểm để nhận được một số ưu đãi từ siêu thị.
Thêm vào đó, ta sẽ xem xét mức tăng của các loại mặt hàng mà siêu thị kinh doanh. Theo biểu đồ, mặt hàng chiếm doanh thu cao nhất trong ngành hàng dệt may là Hàng Nam với 24.81 tỷ đồng và hầu như trong các giai đoạn hàng Nam luôn đứng đầu % trong doanh thu của ngành hàng này. Theo số liệu kinh doanh siêu thị thì mặt hàng Nam luôn là mặt hàng chủ lực và chiếm từ 30-40% doanh thu của toàn ngành hàng dệt may với các thương hiệu chất lượng và nổi tiếng được nhiều người tin dùng và mặt hàng có doanh thu thấp nhất là hàng Khác chỉ chiểm từ 10-15% doanh thu ngành hàng. Tiếp theo là mặt hàng Nữ với rất nhiều mẫu mã và chủng loại, kiểu dáng thiết kế đẹp và chất liệu tốt luôn được chị em phụ nữ lựa chọn với mức chiếm lĩnh từ 30-đến 35% tổng doanh thu của ngành hàng, trong giai đoạn 2010-2012, doanh thu hàng Nữ đạt cao nhất vào năm 2012 với 36.75 tỷ đồng. Mặt hàng trẻ em có doanh thu giảm qua từng giai đoạn, đạt cao nhất trong giai đoạn 2010-2011, tăng 2.9 tỷ đồng đạt 20,4% và đến giai đoạn 6 tháng 2012 đến 6 tháng 2013 mức tăng này lại bị âm. Trong giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013, sự tăng trưởng doanh thu của mặt hàng Khác này không ổn định và đáng chủ ý trong giai đoạn 2010-2011 có mức tăng trưởng âm, người tiêu dùng chỉ chú trọng trong việc mua sắm quần áo và hạn chế chi tiêu cho những vật dụng không cần thiết như túi xách, gối, balo…nên các mặt hàng này không được khách hàng mua sắm thường xuyên làm giảm mức doanh thu đáng kể, nhưng trong giai đoạn sau đó, ngành hàng này đã phục hồi trở lại với mức tăng 2.41 tỷ đồng đạt 51% trong 6 tháng 2012 – 6 tháng 2013. Do siêu thị có những chương trình khyến mãi thường xuyên dành cho mặt hàng này, các sản phẩm đa dạng hơn thu hút được người tiêu dùng. Trong giai đoạn 6 tháng 2012- 6 tháng 2013, mặt hàng Nữ và Trẻ em có mức tăng trưởng tuyệt đối âm, trong khi hàng Nam và hàng Khác tăng trưởng dương. Cụ thể hàng Nữ giảm 0.04 tỷ đồng và Trẻ em giảm 1.56 tỷ đồng. Cho thấy, khó khăn của nền kinh tế và những yếu tố tác
động đã làm cho người tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng nữ có xu hướng mua hàng ít lại.
3.5.2. Thực trạng tiêu dùng các sản phẩm dệt may tại Siêu thị Vinatex Cần Thơ Vinatex Cần Thơ
Kết quả khảo sát về mức độ thường xuyên mua sắm: Mức độ mua sắm được chọn lựa nhiều nhất là 2-3 lần/tháng với 53,3%, kế đến là 1 lần/tháng với 31,7% trên 4 lần/tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 15%. Mức độ mua sắm các sản phẩm dệt may siêu thị của người tiêu dùng ở mức trung bình, siêu thị cần có giải pháp gia tăng hành vi mua hàng ở mức trên 4 lần/tháng và giảm mức 1 lần/tháng ở mức thấp hơn.
Kết quả khảo sát vềthời gian mua sắm: Theo kết quả điều tra thời gian được nhiều khác hàng chọn lựa để đến siêu thị mua sắm các sảnphẩm dệt may thời trang là sau 18g với 37,5%, kế đến là vào buổi trưa với 30% và buổi sáng và buổi xế chiều (từ 15g-18g) lần lượt là 15,8% và 16,7%. Khách hàng tập trung mua các sản phẩm dệt may của siêu thị và buổi tối sau 18g vào thời điểm này khách hàng thường rảnh rỗi, họ có nhu cầu đi chơi và mua sắm. Vì vậy, lượng khách hàng ở thời điểm nàyđông đúc hơn các thời gian còn lại.
Kết quả khảo sát về nhóm mua sắm: kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 73% người tiêu dùng hàng dệt may của siêu thị thuộc nhóm mua sắm khi cần thiết, 35% thuộc nhóm quan tâm và biết làm đẹp và chỉ có 12% thuộc nhóm chạy theo xu hướng. Thực trạng này cho thấy, đối tượng khách hàng mục tiêu của siêu thị là các đối tượng chưa quan tâm đến việc mua sắm cho việc làm đẹp, họ chỉ mua sắm khi cần thiết, những khách hàng nãy sẽ có xu hướng mua ít lần và cân nhắc cho việc chi tiêu cho mua sắm hơn hai nhóm khách hàng còn lại. Bên cạnh đó, điều này cũng cho thấy mẫu mã các sản phẩm dệt may của siêu thị chưa thu hút được khách hàng, nhu cầu làm đẹp chưa được đề cao khi khách hàng mua sắm các sản phẩm này. Một khi chưa thõa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẽ có xu hướng chuyển sang mua nơi khác hay kênh mua sắm khác.
Kết quả khảo sát vềdịp mua sắm: Nghiên cứu đưa ra 9 dịp mua sắm để khách hàng chọn lựa và hầu hết các thời điểm này đều có khách hàng lựa chọn. Đây là câu hỏi nhiều lựa chọn và kết quả được tính trên sự lựa chọn từng dịp mua sắm. Trong đó, khi có chương trình khuyến mãi được khách hàng chọn lựa nhiều nhất với 50%. Với trên 39,2% lựa chọn là các thời điểm là sau khi nhận lương hoặc có nhiều tiền và mua sắm khi cần thiết. Các lựa chọn tiếp theo bao gồm khi sắp đi du lịch hay có dịp lễ lớn, khi cần thay thế quần áo cũ, khi bạn bè/đồng nghiệp rủ rê và khi muốn tặng người khác với trên 20%. Hai
lựa chọn thấp nhất là thích lúc nào mua lúc đó với 17% và những lúc buồn hay stress với 12%.Sự khó khăn của nền kinh tế đã làm cho người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các chương trình khuyễn mãi khi đi mua sắm, do đó họ thường sẽ mua sắm vào những dịp có các chương trình khuyến mãi nhằm giảm chi tiêu cho mua sắm và nhận những lợi ích từ các chương trình khuyến mãi này.
Kết quả khảo sát về người cùng đi mua sắm: Theo kết quả điều tra