Lĩnh vực kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp thúc đẩy hành vi mua đối với sản phẩm dệt may của siêu thị vinatex cần thơ (Trang 54)

1. 5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

3.1.4.Lĩnh vực kinh doanh

Hệ thống vinatexmart được thành lập với các chức năng và nhiệm vụ sau:

* Tìm kiếm, khai thác thị trường hàng dệt may thời trang.

* Giới thiệu, tiêu dùng các sản phẩm dệt may thời trang của các đơn vị thành viên trực thuộc Tập Đoàn Dệt may Việt Nam.

* Chuyên kinh doanh các mặt hàng dệt may thời trang. Kinh doanh hàng thực phẩm công nghệ, thực phẩm tươi sống, hóa mỹ phẩm, hàng gia dụng, quà ưu niệm, đồ chơi trẻ em...

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA SIÊU THỊ 3.2.1. Cơ cấu tổ chức

_____ : Quản lý trực tiếp

--- : Quản lý gián tiếp đồng thời tham mưu đề xuất quản lý trực tiếp Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chứcSiêu thị Vinatex Cần Thơ

K ế t oá n T ổ c hứ c h àn h c há nh Đ iệ n t oá n M ar ke tin g B ảo tr ì B ảo v ệ T hu n gâ n Giám đốc H óa p h ẩm đ ồ d ùn g M ay m ặc T h ực p hẩ m c ôn g n gh ệ T h ực p hẩ m tư ơi số ng K ho PGĐ Kinh doanh Bếp ăn tập thể Tạp vụ

3.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận

 Ban lãnh đạo:

Giám đốc là người đại diện pháp lý cho Siêu thị là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước UBND TP. Cần thơ về mọi hoạt động của Siêu thị, là thủ trưởng cấp cao nhất của siêu thị có quyền quyết định trong việc điều hành mọi hoạt động của Siêu thị theo đúng kế hoạch của cấp trên, chính sách pháp luật của Nhà nước về quyết định đại hội của toàn thể cán bộ công nhân viên chức Nhà nước. Giám đốc Siêu thịphải chịu trách nhiệm trước tập thể lao động, cấp trên của siêu thị trước pháp luật về mọi kết quả kinh doanh và các quyết định của mình. Hàng năm Giám đốc Siêu thị có trách nhiệm sơ kết và tổng kết về tình hình hoạt động của siêu thị.

Phó Giám đốc là người công sự, trợ giúp cho Giám đốc, Phó Giám đốc có chuyên môn về kinh doanh thương mại, kỹ năng quản lý đặc biệt là quản lý nhân sự, có khả năng thu thập xử lý thông tin, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được giao.

 Bộ phận tổ chức hành chính có chức năng tham mưu trợ giúp cho Giám đốc thực hiện các chức năng quản lý về công tác quy hoạch nhân sự, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên, tiền lương và thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên trong Siêu thị

 Bộ phận ngành hàng

Trưởng ngành hàng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tất cả các hoạt động các vấn đề phát sinh của quầy, tổ chức phân công và kiểm tra giám sát các nhiệm vụ được giao của nhân viên bán hàng trực thuộc quầy của mình, xử lý các vấn đề nảy sinh thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

Nhân viên bán hàng có chức năng bán hàng, tổ chức trưng bày hàng hoá và phục vụ khách hàng, tư vấn cho khách hàng, có trách nhiệm quản lý tốt hàng hoá trong phạm vi được phân công, phải thu thập nhận biết các nhu cầu, phản ánh của khách hàng đến người quản lý

 Bộ phận bảo vệ có chức năng hướng dẫn khách hàng vào mua hàng thực hiện đúng nội quy của siêu thị, bảo vệ hàng hoá tài sản của siêu thị, đảm bảo các vấn đề an ninh trật tự trong siêu thị, giúp khách hàng vận chuyển hàng hoá ra ngoài siêu thị, và phối hợp với các bộ phận khác để xử lý vi phạm

 Bộ phận thu ngân có chức năng kiểm tra hàng hoá, xem hàng hoá có mã vạch hay không, tổ chức thanh toán cho khách hàng, tính hoá đơn và tiếp nhận tiền của khách hàng rồi nộp tiền cho phòng kế toán

3.2.3 Các nghiệp vụ ở Siêu thị Vinatex Cần Thơ

 Nghiệp vụ xuất nhập hàng

Nghiệp vụ nhập hàng: Là quá trình hoạt động nhằm tập trung các nguồn hàng từ nhiều nguồn khác nhau về doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành kiềm tra về chất lượng, số lượng hàng hoá và thực hiện đúng các quy định về giao nhận.

+ Đảm bảo đúng về số lượng, chất lượng, chủng loại + Đảm bảo đúng về tiến độ, thời gian.

+ Thực hiện đúng nguyên tắc về giao nhận + Đảm bảo về an toàn

+ Đảm bảo giữ quan hệ tốt với người giao hàng Nguyên tắc của nghiệp vụ nhập hàng

+ Hàng hoá phải có chứng từ hợp lệ

+ Tất cả hàng hoá phải được kiểm tra chất lượng và số lượng trước khi vào kho

+ Quy trình nhập hàng chỉ kết thúc khi 2 bên cùng ký vào biên bản giao nhận hàng

+ Khi hàng hoá không đầy đủ chứng từ thỉ phải xin ý kiến của người có thẩm quyền giải quyết

+ Trong quá trình kiểm tra nếu đối chiếu giữa hai chứng từ và thực tế chất lượng, mẫu mã không giống nhau, không khớp với chứng tù thì giữ lại hàng hoá và lập một biên bản.

Nghiệp vụ xuất hàng

+ Hàng hoá chỉ được xuất kho khi có đầy đủ hoá đơn, chứng từ, phiếu xuất kho của nhân viên quầy đề xuất, căn cứ vào phiếu đề xuất của nhân viên quầy, hàng hoá khi xuất kho cũng phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhân viên kho căn cứ vào số lượng, loại hàng đề xuất, sau đó chuẩn bị theo phiếu đề xuất hàng được mang ra quầy, nhân viên kho phải có một phiếu xuấtkho gồm cả giá cả, mã hàng, chủng loại cho nhân viên bán hàng để nhân viên bán hàng kiểm tra đối chiếu với hàng thực xuất và cuối cùng 2 bên ký vào phiếu xuất kho

 Nghiệp vụ dự trự, chuẩn bị bán ra

tục để cung ứng đầy đủ và kịp thời cho quá trình kinh doanh hàng hoá.

Tại Siêu thị Vinatex Cần Thơ trước khi chuẩn bị mặt hàng hoá dự trữ, nhân viên kinh doanh phải thăm dò thị trường xác định nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng trong vùng sau đó xác định mặt hàng siêu thị sẽ kinh doanh, cụ thể về số lượng, chất lượng, lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng để ký kết hợp đồng và thu mua dự trữ sản phẩm.

Chuẩn bị bán ra: Khi thời cơ đến, tức là nhu cầu của khách hàng về một sản phẩm nào đó đang tăng, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, siêu thị với nguồn hàng đang dự trữ sẽ tung sản phẩm ra đáp ứng nhu cầu đang tăng của khách hàng về sản phẩm đó, với nghiệp vụ dự trữ siêu thị không những đáp ứng đủ, đúng nhu cầu cho khach hàng mà còn đem lại nguồn lợi nhuận cao cho siêu thị.

 Nghiệp vụ xúc tiến bán hàng

Các hình thức xúc tiến bán hàng tại Siêu thị

Theo Luật Thương mại quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại. Quảng cáo là một hình thức truyền tin nhằm giới thiệu sản phẩm, giới thiệu về siêu thị và truyền bá các thông tin về siêu thị. Siêu thị có thể sử dụng các phương tiện quảng cáo sau: quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, máy thu thanh; quảng cáo trực tiếp; quảng cáo tại nơi bán hàng; quảng cáo qua internet.

Tại Siêu thị Vinatex Cần Thơ có sử dụng các công cụ xúc tiến chủ yếu là: quảng cáo, khuyến mãi. Các hình thức khuyến mãi mà Siêu thị Vinatex Cần Thơ áp dụng là: tặng quà, giảm giá, chiết khấu thanh toán, bốc thăm trúng thưởng,... khi siêu thị triển khai chương trình khuyến mãi thì bên trong Siêu thị thường treo các bảng thông tin khuyến mãi trên các sản phẩm, phát clip các sản phẩm khuyến mãi trên tivi được đặt ngay cửa ra vào siêu thị , hệ thống loa đặt trong siêu thị. phát các cuốn cẩm nang mua sắm trước ngày khuyến mãi đến nhà các người dân, chủ yếu là khu vực quận ninh kiều. Biển hiệu và băng rôn được treo trong và ngoài siêu thị.

Trưng bày sản phẩm: Trưng bày sản phẩm vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Trưng bày hàng hoá khoa học trước hết là sự bày trí các gian hàng hợp lý, logic, phù hợp với tâm lý mua sắm của khách hàng, giúp khách hàng thuận tiện trong việc mua sắm, lựa chọn các sản phẩm. Trưng bày hàng hoá là một nghệ thuật tức là phải tạo được sự cuốn hút, lôi cuốn, kích thích, khơi dậy nhu cầu của khách hàng.

 Các phương pháp trưng bày:

+ Phương pháp nghệ thuật: Dựa trên vẻ đẹp của hàng hoá về hình thể, màu sắc mà có các thủ pháp nghệ thuật khác nhau để trưng bày và thể hiện vẻ độc đáo của sản phẩm.

+ Phương pháp liên kết: Những mặt hàng mà khách thường mua cùng nhau thì bày ở các gianhàng kề nhau.

+ Phương pháp so sánh: Sắp xếp hàng hoá tương phản nhau về màu sắc, hình thể để làm nổi bật các nét độc đáo của hàng hoá.

Siêu thị Vinatex Cần Thơ đã kết hợp các phương pháp trưng bày một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với nhu cầu mua sắmcủa khách hàng và mang lại sự thuận tiện trong mua sắm cho khách hàng như tiết kiệm thời gian, sức lực của khách hàng, sự trưng bày hàng hoá logic hợp lý ngầm định nhắc nhở khách hàng những thứ mà khách hàng cần mua. Tuy nhiên, Siêu thị vẫn chưa tận dụng hết không gian tại các tầng để trưng bày hàng hoá, vẫn còn có những gian hàng ít sản phẩm và có những gian hàng còn trưng bày một sản phẩm với số lượng nhiều.

 Nghiệp vụ bán hàng

Tất cả nhân viên bán hàng đều phải tuân theo một quy trình bán hàng: + Đầu ca: Nhân viên bán hàng đến sớm 15-30 phút để chuẩn bị trang phục, nhận bàn giao hàng hoá, làm vệ sinh quầy hàng, sổ sách, kiểm tra và sắp xếphàng hoá.

+ Trong ca: Nhân viên bán hàng đứng ở quầy đã quy định, tổ chức sắp xếp lại hàng hoá, trả lời những thông tin mà khách hàng yêu cầu, có thái độ niềm nở và lắng nghe.

+ Cuối ca: Kiểm tra lại hàng hoá ghi vào sổ và bàn giao cho ca sau Lực lượng bán hàng tại Siêu thị Vinatex Cần Thơ được chia thành 2 ca làm việc.

Ca 1: từ 7h30 đến 14h30 Ca 2: từ 14h30 đến 22h.

Số nhân viên bán hàng phụ thuộc vào số đầu kệ với nhiệm vụ sắp xếp, trôngcoi hàng hoá và tư vấn cho khách hàng. Cách sắp xếp lao động tại siêu thị tương đối hợp lý tạo nên phương thức văn minh, thuận tiện và nhanh chóng.

tư vấn tốt cho khách hàng, phong cách phục vụ khách hàng chu đáo nhẹ nhàng, có kỹ năng và kinh nghiệm bán hàng.

3.2.4. Tình hình nhân sự của Siêu thị Vinatex Cần Thơ Bảng 3.1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI SIÊU THỊ

VINATEX CẦN THƠ 2013 Bộ phận Số lượng lao động (Người) Tỷ trọng (%) Văn phòng 12 15 Thu ngân 8 10 May mặc 14 17,5 Hóa phẩm, đồ dùng 9 11,25 Thực phẩm công nghệ 9 11,25 Thực phầm tươi sống 9 11,25 Bảo vệ 19 23,75 Tổng 80 100,0

Nguồn: Phòng tổchứchành chánh Siêu thị Vinatex Cần Thơ

Năm 2013, siêu thị có tổng số lao động là 80 người. Trong 7 bộ phận của siêu thị thì bộ phận bảo vệ có nhiệm vụ kiểm tra và bảo đảm an ninh cho siêu thị có sô lao động nhiều nhất chiếm 23,75%. Bên cạnh đó, trong các ngành hàng thì may mặc có số nhân viên cao nhiều nhất 14 nhân viên chiếm tỷ trọng 17,5%, còn các ngành hàng khác chỉ từ 9 nhân viên trong một ngành hàng, chiếm tỷ lệ gần 11,25%. Bộ phận văn phòng bao gồm các chức vụ như kế toán, hành chánh, điện toán…chiếm 15% trong tổng số lao động. Trong những năm qua, siêu thị luôn không ngừng tổ chức đào tạo các nhân viên, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và thường xuyên bồi dưỡngkiến thức, như tổ chức các giải thi đua cũng như các hoạt động văn hóa thể thao.

Bảng 3.2: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG TẠISIÊU THỊ VINATEX CẦN THƠ 2013 Trình độ Số lượng lao động (Người) Tỷ trọng (%) Đại học 8 10 Cao đẳng 4 5 Trung cấp 8 10 Tốt nghiệp PTTH 45 56,25 Dưới 12 15 18,75 Tổng 80 100,0

Nguồn: Phòng tổ chứchành chánh Siêu thị Vinatex Cần Thơ

Đại học 10% Cao đẳng 5% Trung cấp 10% Tốt nghiệp THPT 56.25% Dưới 12 18.75%

Hình 3.2Cơ cấu lao động tại Siêu thị Vinatex Cần Thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ trên cho ta thấy, lực lượng lao động của siêu thịlại phần lớn là các lao động có trình độ thấp đến trung bình, số lao động từ trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm hơn 50% tổng số lượng lao động. Trong đó, số lao động có trình độ tốt nghiệp phổ thông chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động của siêu thị với 56,25%. Bên cạnh đó, trình độ dưới 12 xếp thứ hai với 18,75%, đây là nhóm nhân viêncó trình độ thấp nhất tại siêu thị. Đa phần hai nhóm này thuộc nhân viên mậu dịch viên của siêu thị và nhân viên bảo vệ. Trong khi đó, nhóm lao động có trình độ chuyên môn được đào tạo chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu lao động, cụ thể trình độ đại học và trung cấp có cùng tỷ trọng là 10%, cao đẳng là 5%, các nhóm trình độ này thường đảm nhận

nhiệm vụ quản lý, điều hành trong siêu thị như Giám đốc, phó giám đốc, trưởng các bộ phận và ngành hàng.

Với cơ cấu nhân sự có sự phân chia thành hai nhóm trình độ là nhóm có trình độ cao có chức năng quản lý và điều hành, thực hiện các nghiệp vụ tại các phòng ban và ngành hàng chiếm tỷ trọng thấp và nhóm có trình độ thấp nhưng lại chiếm tỷ trọng cao.Với đặc thù ngành siêu thị riêng và ngành bán lẻ nói chung, cần có nhiều nhân sự cho việc bày bán, trông coi hàng hóa, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và các nhân viên bảo vệ để giữ gìn an ninh khu vực siêu thị thì cơcấu này là khá phù hợp vì không đòi hỏi trình độ cao.

3.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINATEX CẦN THƠ VINATEX CẦN THƠ

3.3.1. Lĩnh vực hoạt động của siêu thị

Hệ thống vinatexmart được thành lập với các chức năng và nhiệm vụ sau:  Tìm kiếm, khai thác thị trường hàng dệt may thời trang.

 Giới thiệu, tiêu dùng các sản phẩm dệt may thời trang của các đơn vị thành viên trực thuộc Tập Đoàn Dệt may Việt Nam.

 Chuyên kinh doanh các mặt hàng dệt may thời trang. Kinh doanh hàng thực phẩm công nghệ, thực phẩm tươi sống, hóa mỹ phẩm, hàng gia dụng, quà ưu niệm, đồ chơi trẻ em..

3.3.2. Hoạt động kinh doanh của siêu thị Vinatex trong những năm qua qua 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 Tỷ đồng Doanh số 204.90 213.28 216.63 78.50 83.50 Chi phí 180.77 185.88 186.49 57.28 61.96 Lợi nhuận 24.13 27.40 30.14 21.22 21.54 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013

Hình 3.3 Biểu đồ tình hình hoạt động kinh doanh của siêu thị Vinatex Cần Thơ (2010- 6T/2013)

Qua bảng số liệu cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của Siêu thị Vinatex Cần Thơ đều tăng trưởng dương nhưng mức tăng không cao trong từng giai đoạn. Cụ thể, năm 2011doanh số thực hiện đạt 204.90tỷ đồng tăng 4,09% so với năm 2010 và lợi nhuận sau thuế đạt 13,58%. Bước sang năm 2012, nền kinh tế phải trãi qua thời kì khó khăn, mức chi tiêu của người tiêu dùng được thắt chặt nên mức tăng trưởng của Siêu thị Vinatex Cần Thơ cũng bị ảnh hưởng, doanh thu chỉ tăng 1,57% so với năm 2011, mặc dù siêu thị đã có những giải pháp giảm thiểu chi phí, cụ thể chi phí từ 2,82% trong giai đoạn 2010-2012 giảm xuống 0,33 trong giai đoạn 2011-2012, do đó lợi nhuận cũng

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp thúc đẩy hành vi mua đối với sản phẩm dệt may của siêu thị vinatex cần thơ (Trang 54)