Phƣơng pháp chuyên gia

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 40)

Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện đó hay phân tích, đánh giá một sản phẩm khoa học. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả có sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia bằng cách tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn cùng các thầy cô đang giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. Quan trọng hơn tác giả đã tham khảo thêm ý kiến của ban lãnh đạo Ngân hàng và các chuyên gia đầu ngành về ngân hàng trên các báo cáo, tạp chí và báo điện tử. Nhờ những ý kiến đóng góp quan trọng, tác giả rút ngắn thời gian làm luận văn, tiết kiệm chi phí và đạt kết quả như kế hoạch.

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM 3.1. Khái quát về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (viết tắt là Techcombank) được thành lập ngày 27/9/1993 là Ngân hàng cổ phần có các cổ đông chính là: Công ty Cổ phần tập đoàn Ma San nắm giữ 19,50% vốn điều lệ, Ngân hàng HSBC nắm giữ 19,41% vốn điều lệ, ngoài ra là các tổ chức và cá nhân khác.

Với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, Techcombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh với tổng tài sản đạt trên 175.902 tỷ đồng (tính đến hết năm 2014). Tháng 6/2010 vốn điều lệ tăng lên 6.932 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng từ 12.516 tỷ đồng năm 2011 lên 14.986 tỷ đồng năm 2014.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2014)

Trên chặng đường 22 năm phát triển, Techcombank tiên phong trong việc sáng tạo và đổi mới nhằm cung cấp các giải pháp tài chính tốt nhất cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Không chỉ luôn dẫn đầu nhờ sự sáng tạo không ngừng, sức mạnh của Techcombank còn được vun đắp từ đội ngũ quản lý chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm gồm các chuyên gia ngân hàng hàng đầu trong nước và các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm quốc tế, cùng sự hỗ trợ hiệu quả từ đối tác chiến lược HSBC.

Năm 2012, Techcombank chuyển hội sở đến tòa nhà Vincom trung tâm Thủ Đô HN, thể hiện cam kết đầu tư mạnh mẽ nhằm vươn lên tầm cao mới. Tăng số lượng khách hàng lên mức kỷ lục 2,8 triệu. Tổng tài sản đạt mức 179.934 tỷ đồng – cao nhất trong các ngân hàng TMCP.

Năm 2013, Techcombank ra mắt hội sở mới tại miền Nam nằm tại tòa nhà hạng A nằm trung tâm TP HCM, số 9-11 Tôn Đức Thắng, thể hiện sự cam kết cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng phía Nam. Tăng số lượng khách hàng lên 3,3 triệu.

Hiện nay, Techcombank đang phục vụ hơn 48 nghìn khách hàng doanh nghiệp và 3,6 triệu khách hàng cá nhân trên toàn quốc. Thông qua ba trọng tâm kinh

doanh chiến lược: Dịch vụ tài chính cá nhân; Dịch vụ ngân hàng Doanh nghiệp; Ngân hàng Bán buôn, Techcombank cung cấp những sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Techcombank luôn tin rằng với sự nỗ lực không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ, Techcombank sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng được yêu thích hàng đầu tại Việt Nam.

Có thể nói, sau 22 năm gia nhập thị trường, Techcombank đã có một bước thay đổi toàn diện cả về chất và lượng theo đúng định hướng phát triển, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… Techcombank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam, là một trong các ngân hàng nhận được nhiều giải thưởng quan trọng cả trong nước và quốc tế như: "Ngôi sao quốc tế dẫn đầu về quản lý chất lượng" (tháng 4/2010); "Thương hiệu quốc gia 2010"; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam liên tiếp từ 2010-2013"; "Sao Vàng Đất Việt 2011, 2013"; "Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam" (2011); "Doanh nghiệp đi đầu" (2011); “Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam năm 2011 và "The Best Trade Bank in Vietnam" - Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2011”; Giai đoạn 2011 – 2012 nhận 20 giải thưởng quốc tế, đáng chú ý là các giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam được trao bởi The Asset, the Asian banker; Năm 2013, nhận 13 giải thưởng trong nước và quốc tế trong đó có giải thưởng “Ngân hàng quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam và Nhà tuyển dụng tốt nhất của châu Á năm 2013”,...

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Techcombank

Techcombank là ngân hàng thương mại cổ phần, mô hình quản trị của Techcombank dựa trên: Các bộ luật theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định liên quan đến hoạt động của Ngân hàng; Quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các Tổ chức tín dụng Việt Nam; Đội ngũ lãnh đạo kết hợp giữa các chuyên gia ngân hàng trong nước và nước ngoài;

Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của ngân hàng. Hội Đồng Quản Trị thừa ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông cam kết thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình trên cương vị đại diện cho ngân hàng Techcombank. Hội Đồng Quản Trị điều hành thông qua việc giám sát, rà soát và cung cấp các hướng dẫn trong quá trình thiết lập định hướng chiến lược.

Hội Đồng Quản Trị thành lập các Ủy ban nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Các Ủy ban được tổ chức nhằm nâng cao năng lực của Hội Đồng Quản Trị và phát triển chuyên môn đa dạng của lãnh đạo cao cấp trong Ngân hàng.

Với mô hình này, Techcombank đang chú trọng năng lực làm việc tập thể của Ban Điều Hành trên cơ sở phát huy kỹ năng riêng của từng thành viên vì lợi ích chung của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức toàn hệ thống được duy trì ổn định nhằm hướng tới các hoạt động vận hành và kinh doanh ngân hàng bền vững trong khi tiếp tục phát triển các sáng kiến mới phù hợp với văn hóa bản địa và thông lệ quốc tế.

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank

3.1.3.1. Các hoạt động chủ yếu giai đoạn 2012-2014

* Hoạt động huy động vốn

Trong năm 2012, tổng vốn huy động của toàn Ngân hàng (không bao gồm giấy tờ có giá đã phát hành) đạt 111.462 tỷ đồng. Số vốn huy động được đã tăng 22.814 tỷ đồng (tăng 25,7%) so với cuối năm 2011, nhưng thấp hơn 14% so với kế hoạch, tuy nhiên huy động dân cư có mức tăng trưởng đáng kể, tăng 33,7% so với năm 2011. Huy động của ngân hàng tăng trưởng mạnh trong bối cảnh ngành ngân hàng có nhiều biến động chứng tỏ rằng khách hàng rất tin tưởng vào sức mạnh và sự ổn định của Techcombank.

Năm 2013, với sự tin tưởng của khách hàng, huy động khách hàng đã tăng 7,6% so với năm 2012 đạt 119.978 tỷ đồng. Huy động khách hàng cá nhân tăng nhẹ 2,5%, trong khi đó huy động khách hàng doanh nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ tăng 19,1% so với năm 2012. Tiền gửi Việt Nam đồng tăng 10,3% so với năm 2012 trong khi đó tiền gửi ngoại tệ giảm 11,9%, chủ yếu là trong mảng huy động khách hàng cá nhân.

Trong năm 2014, tổng huy động toàn ngân hàng đạt 131.690 tỷ đồng, tăng 11.712 tỷ đồng (9,8%) so với năm 2013, trong đó huy động khách hàng cá nhân tăng 11,8% và huy động khách hàng doanh nghiệp tăng trên 5,8%. Vốn huy động thấp hơn 1,5 so với kế hoạch nhưng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn huy động từ tổ chức kinh tế so với năm 2013.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2014)

* Hoạt động sử dụng vốn

Tính đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng đạt 68.261 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2011 trong khi nợ nhóm 3-5 chiếm 2,69%. Mức tăng này còn thấp hơn mức tăng của năm 2011 (19,88%) - mức thấp nhất tại Techcombank trong những năm gần đây, và đó là kết quả trong nỗ lực của chúng ta để cải thiện chất lượng tín dụng và thực hiện chính sách cho vay thận trọng. Tăng trưởng cho vay trong năm 2012 chủ yếu từ ngành tiêu dùng và khách hàng cá nhân (tăng 22%) trong khi cho vay khách hàng doanh nghiệp giảm 1%. Xu hướng này phù hợp với thực tế là các doanh nghiệp đang phải gánh chịu sự đi xuống của nền kinh tế trong năm 2012. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tới cuối năm 2012 đạt 12,6%, cao hơn mức 9% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Tính đến cuối năm 2013, với chính sách cho vay thận trọng, dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng đạt 70.275 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2012 và đạt 101,2% kế hoạch, trong đó nợ nhóm 3-5 chiếm 3,65%. Năm 2013 đánh dấu sự thay đổi trong cơ cấu cho vay theo ngành. Cho vay ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp giảm 16,69% trong khi đó ngành Xây dựng tăng 66%, do thị trường bất động sản đang dần hồi phục. Cho vay ngành Thương mại Sản xuất Chế biến cũng tăng 10,3%. Có được kết quả này là do Ngân hàng đã áp dụng chính sách cho vay thận

trọng và tập trung cải thiện chất lượng tín dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế và minh bạch. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tới cuối năm 2013 đạt 14,03% cao hơn mức 9% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Vào thời điểm cuối năm 2014, nhờ có sự khôi phục dần của nền kinh tế, dư nợ cho vay khách hàng đạt 80.308 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2013. Nợ nhóm 3-5 chiếm 2,38%. Năm 2014 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh về cho vay khách hàng trong các ngành chủ chốt như Kho bãi, Vận tải và Xây dựng lần lượt đạt mức tăng 271% và 46%. Tỷ lệ dư nợ cho vay của hai ngành này trong tổng dư nợ của toàn ngân hàng tăng từ 13% năm 2013 lên 19% năm 2014. Có được kết quả này là do ngân hàng đã áp dụng chính sách cho vay thận trọng và tập trung cải thiện chất lượng tín dụng theo cáo tiêu chuẩn quốc tế nhằm cung cấp sự minh bạch hơn nữa cho các cổ đông.

Biểu đồ 3.3: Tình hình Dƣ nợ cho vay giai đoạn 2012-2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2014)

* Các hoạt động phi tín dụng

Trong năm 2012: Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh đạt 106,2 tỷ đồng, giảm 37 tỷ đồng (giảm 25,8%) so với năm 2011, và chiếm 10% tổng doanh thu từ phí dịch vụ.

Thu nhập từ dịch vụ thanh toán đạt 623,8 tỷ đồng, giảm 25,3% so với cuối năm 2011, mặt dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập từ phí dịch vụ (59%).

Trong năm 2013, tổng doanh thu phí tăng 9,4% đạt 1.150 tỷ đồng. Thu nhập từ dịch vụ thanh toán tiếp tục có đóng góp lớn, chiếm 65% tổng doanh thu phí. Phí thu từ dịch vụ thanh toán tăng 20% so với năm 2012, đạt 746,7 tỷ đồng. Phí tư vấn có sự cải thiện tăng 20%, đạt 112 tỷ đồng trong năm 2013.

Tổng doanh thu phí năm 2014 tăng 44,8% đạt 1.655 tỷ đồng. Thu nhập từ dịch vụ thanh toán vẫn có tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu phí khi chiếm tới 55% tổng doanh thu phí. Phí thu từ dịch vụ thanh toán tăng 24,9% so với năm 2013, đạt 910 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tư vấn phát hành cũng góp phần làm tăng thêm tổng doanh thu phí của toàn ngân hàng trong năm 2014.

Biểu đồ 3.4: Hoạt động phi tín dụng giai đoạn 2012-2014

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2014)

3.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014

Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Techcombank giai đoạn 2011 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

1 Tổng tài sản 179.934 158.897 175.902

2 Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 5.761 5.648 7.106

3 Tổng chi phí hoạt động 3.294 3.356 3.431

4 Lợi nhuận trước thuế 1.018 878 1.417

5 Lợi nhuận sau thuế 766 659 1.082

6 Lợi nhuận sau thuế/Vốn Chủ sở hữu bình

quân (ROE) %

5,58 4,47 7,49

7 Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

(ROA) %

0,42 0,39 0,63

(Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất Techcombank 2011-2014)

Nhận xét:

Năm 2012: Tổng tài sản toàn ngân hàng đạt: 179.934 tỷ đồng, giảm 0,3% so với năm 2011 và đạt 87% kế hoạch.

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 5.761 tỷ đồng, giảm 13,5% so với năm 2011. Mức giảm này cho thấy nỗ lực của Ngân hàng trong việc giảm thiểu thua lỗ trong bối cảnh kinh tế suy thoái.

Chi phí hoạt động tăng 1.195 tỷ đồng, tương đương 57%, so với năm trước. Con số này chủ yếu xuất phát từ mức tăng 17% (207 tỷ đồng) chi phí nhân sự, 155% (357 tỷ đồng) chi phí thuê văn phòng và quản lý tài sản, và 50% (268 tỷ đồng) chi phí khác. Chi phí họat động tăng cao thể hiện cam kết đầu tư của ngân hàng cho nguồn nhân lực qua việc tuyển dụng thêm đội ngũ nhân sự chất lượng cao từ thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt cho lĩnh vực quản lý rủi ro, thẩm định tín dụng, tuân thủ và phát triển kinh doanh tại thị trường phía Nam. Ngoài ra, Ngân hàng tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ và các văn phòng chi nhánh.

Lợi nhuận trước thuế đạt 1.018 tỷ đồng, giảm 76% so với năm 2011 và đạt 22% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 766 tỷ đồng, giảm 76% so với năm 2011 và đạt 23% kế hoạch.

Tỷ lệ thu nhập trên tài sản (ROA) giảm từ 1,83% xuống còn 0,42%, và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 28,87% xuống còn 5,58%.

Năm 2013: Tổng tài sản toàn ngân hàng đạt: 158.896 tỷ đồng, giảm 11,7% so với năm 2012 và đạt 93% kế hoạch. Các hoạt động liên ngân hàng giảm đã làm giảm tổng tài sản của ngân hàng, tuy nhiên các hoạt động cho vay và huy động của Ngân hàng vẫn tăng trưởng so với năm 2012.

Tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng đạt 5.648 tỷ đồng, giảm 1.9% so với năm 2012.

Chi phí hoạt động tăng 62 tỷ đồng, tương đương 1,87 % so với năm ngoái. Ngân hàng tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và mạng lưới bao gồm 315 chi nhánh trên toàn quốc.

Lợi nhuận trước thuế đạt 878 tỷ đồng, giảm 13,8% so với năm 2012 và đạt 81,3% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 659 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2012 và đạt 83% kế hoạch.

Theo đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm từ 0,42% xuống còn 0,39% trong khi đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 5,58% xuống 4,47% trong năm 2013.

Năm 2014: Tổng tài sản toàn ngân hàng đạt: 175.902 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2013 và đạt xấp xỉ 103% kế hoạch.

Tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng đạt 7.106 tỷ đồng, tăng 26% so với năm trước.

Chi phí hoạt động tăng nhẹ 75 tỷ đồng lên 3.431 tỷ đồng, tương đương 2% so với năm 2013. Trong năm vừa qua, Ngân hàng tiếp tục tập trung vào quản lý chi phí thông qua một số sáng kiến tiết kiệm và tăng cường nhận thức về chi phí cũng như kỷ luật chi tiêu trên toàn hệ thống.

Lợi nhuận trước thuế đạt 1.417 tỷ đồng, tăng 61,4% so với năm 2013 và đạt 120% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.082 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2012

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)