3.3.2.1. Hạn chế
Mặc dù đã đạt được nhiều thành công song hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn vẫn còn một số hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển và đầu tư của Ngân hàng thể hiện:
- Quy mô Doanh thu và Dư nợ tín dụng nhóm KHDNL còn nhỏ so với quy mô chung của Ngân hàng, chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu tín dụng của KHDNL vốn có nhu cầu tín dụng cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ cấu Dư nợ tín dụng chỉ chiếm khoảng 8% trong Tổng dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng là khá thấp. Hơn nữa, Tỷ trọng Dư nợ tín dụng của nhóm KHDNL có xu hướng giảm dần trong 3 năm (từ 8,9% → 8,6% → còn 8,3%).
- Tốc độ phát triển về Doanh thu và Dư nợ tín dụng xu hướng không rõ ràng, thể hiện sự phát triển không ổn định (năm cao, năm thấp, năm 2013 tăng trưởng cao nhất, năm 2014 tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm (2012-2014).
- Số lượng khách hàng tuy có tăng đều qua các năm nhưng vẫn là rất nhỏ so
với tổng số khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng. Năm 2014 số lượng khách hàng doanh nghiệp lớn chỉ là 336 doanh nghiệp trong khi số lượng khách hàng doanh nghiệp là 48.739 doanh nghiệp và số lượng khách hàng cá nhân là gần 3,7 triệu khách hàng. Điều này cho thấy ngân hàng vẫn chưa tập trung thu hút, phát triển và mở rộng đối tượng KHDNL.
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng KHDNL có xu hướng giảm mạnh trong năm 2014.
3.3.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan:
Do Chiến lược khách hàng của Techcombank chủ yếu hướng về các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng doanh nghiệp lớn là những thách thức cần chinh phục và là dấu mốc để chứng minh năng lực cũng như uy tín của Ngân hàng trên thị trườngng tiến trình phát triển. Vì vậy, trong quá trình phát triển, các cơ chế thúc đẩy bán hàng của Techcombank tạo nhiều thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khối khách hàng doanh nghiệp lớn mới thành lập năm 2012, cán bộ tín
dụng còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích thị trường với thành phần này dẫn đến việc tiếp cận với loại hình doanh nghiệp này còn nhiều khó khăn. Các phương thức cho vay và thời gian cho vay với KHDNL còn chưa có sự linh hoạt. Việc định giá các tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, tuy đã có văn bản hướng dẫn việc định giá dựa trên khung giá của nhà nước và có tham khảo thêm giá của thị trường, song phần lớn tài sản đảm bảo đều được định giá theo khung giá của Nhà nước, dẫn đến giá trị định giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường và điều này đã ảnh hưởng rõ rệt đến quy mô tín dụng với KHDNL.
Hơn nữa, Quy trình tín dụng cho KHDNL vẫn đang được cải tiến, thay đổi gây khó khăn trong việc tiếp cận với sản phẩm phù hợp của các doanh nghiệp lớn. Sự thay đổi này cũng làm cho các cán bộ tín dụng phải làm quen với những sản phẩm và cách làm việc mới dẫn tới việc chậm trễ, thiếu linh hoạt trong việc cấp tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp lớn.
Mặt khác, Ngân hàng đang tập trung công tác quản lý và thu hồi nợ xấu, song song với việc kiểm soát rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế cũng là làm cho doanh số tín dụng đối với các KHDNL không đạt được mức tăng trưởng cao.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng còn thấp nên việc mở rộng tín dụng
của Ngân hàng còn bị hạn chế. Trên thực tế, nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng của
các doanh nghiệp nói chung và của các KHDNL nói riêng. Do đó mà nhiều khi Ngân hàng không chủ động được trong việc cấp tín dụng, đặc biệt là trong cấp tín dụng trung dài hạn.
Công tác Marketing ngân hàng, công tác tổ chức, quản lý khai thác và sử
dụng thông tin thị trường, thông tin tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động tín dụng trong cơ chế thị trường. Nhìn chung hệ thống thông tin hiện nay còn ít, thiếu các thông tin dự báo đủ độ tin cậy trong quá trình đầu tư.
Cán bộ tín dụng của Ngân hàng trong những năm đã được tăng cường cả
về số lượng lẫn chất lượng, hơn 90% số cán bộ có bằng cấp từ hệ đại học trở lên. phần lớn cán bộ tín dụng đều có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành yêu nghề. Tuy nhiên nhìn nhận một cách khách quan thì trình độ cán bộ tín dụng vẫn ở mức thấp so với yêu cầu của nghiệp vụ. Mặt khác chất lượng cán bộ tín dụng cũng còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân vừa do kém về năng lực, kinh nghiệm những vấn đề yếu kém nhất của cán bộ tín dụng có thể kể đến là: kỹ năng thẩm định, phân tích tín dụng thu thập và xử lý thông tin, đề xuất các phương án giải quyết liên quan đến các quyết định tín dụng, những kiến thức tổng hợp về kinh tế xã hội cũng rất cần thiết đối với việc mở rộng tín dụng với các khách hàng doanh nghiệp lớn.
b. Nguyên nhân khách quan:
Các doanh nghiệp lớn thường rất nhạy cảm với sự biến động của thị
trường. Hiện nay, đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới nên Chính phủ đưa ra rất nhiều các chính sách mang tính thay đổi lớn. Vì nhạy cảm với những thay đổi trong nền kinh tế nên khi có thay đổi thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém đi thì khả năng trả nợ của các doanh nghiệp giảm sút ảnh hưởng tới việc phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Hệ thống pháp luật còn thiếu tính đồng bộ, chồng chéo không sát với tình hình thực tiễn. Luật Doanh nghiệp ra đời đã tạo điều kiện thông thoáng cho người dân bỏ vốn vào kinh doanh nhằm phát huy mọi nguồn lực trong xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp không công bố những thông tin chính xác cho
ngân hàng ảnh hưởng tới việc thẩm định trong quá trình cho vay. Do đó, uy tín của doanh nghiệp lớn đối với ngân hàng còn thấp, chưa tạo được lòng tin đối với ngân hàng, gây tâm lý lo ngại cho ngân hàng khi cho vay vốn.
Chính sách của Nhà nước còn bất cập, việc hướng dẫn thi hành Luật của
Chính phủ và các Bộ, ngành còn chậm gây nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện (chẳng hạn như một số vấn đề cưỡng chế và thu hồi nợ như trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay song trên thực tế, NHTM không làm được điều này vì NHTM không phải là một tổ chức kinh tế, không có chức năng chế buộc khách hàng…cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng). Chính vì môi trường pháp lý không chặt chẽ tạo cho khách hàng có cơ hội lợi dụng sơ hở của pháp luật, gây bế tắc cho Ngân hàng khi giải quyết các khoản thu hồi.
Thị trường tại Việt Nam chưa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ về
doanh nghiệp và Ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước họat động bước đầu đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và có hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật. Đó cũng là thách thức cho Ngân hàng trong việc phát triển và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, phát triển tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
CHƢƠNG 4:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM