1.2.3.1. Quan niệm về phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp lớn
Phát triển là sự thay đổi về lượng và chất theo hướng tích cực. Như vậy, phát triển hoạt động tín dụng tại NHTM được hiểu là sự tăng lên về chất và lượng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn là quá trình ngân hàng tăng trưởng quy mô tín dụng, đa dạng hoặc cơ cấu tín dụng phù hợp với bối cảnh của thị trường, gia tăng mức sinh lời từ hoạt động tín dụng và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn.
1.2.3.2. Sự cần thiết phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn
Nền kinh tế Việt Nam đang rất cần sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn để góp phần tạo nên sự ổn định kinh tế vĩ mô, sự an toàn và hấp dẫn của môi trường kinh doanh.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nay Việt Nam có gần 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 96,5% trong số đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước, thu hút khoảng 50% tổng số lao động trong doanh nghiệp và chiếm 17,46% tổng nộp ngân sách. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm hơn 3% số doanh nghiệp nhưng thu hút tới 50% tổng số lao động và chỉ riêng 50 doanh nghiệp hàng đầu trong Bảng danh sách xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Danh sách VNR500) đã đóng góp tới 36,2% tổng thu ngân sách của cả nước. Cần phải thừa nhận rằng các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (doanh nghiệp VNR500) đã và đang giữ vai trò chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Vì vậy chúng ta có thể thấy việc mở rộng tín dụng của ngân hàng đối các doanh nghiệp lớn là hết sức quan trọng, nó sẽ tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế, ổn định xã hội.
Mặt khác việc phát triển hoạt động tín dụng sẽ giúp ngân hàng ngày càng năng động và hoàn thiện hơn trong hoạt động của mình và giữ vững vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế đặc biệt trong giai đoạn đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay. Nếu có thể thu hút đc khách hàng là các doanh nghiệp lớn sẽ khẳng định được vị thế cũng như uy tín của ngân hàng.
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng KHDNL
- Tốc độ phát triển Doanh số tín dụng KHDNL
Là tỷ số giữa Doanh số tín dụng năm nay so với Doanh số tín dụng năm trước của khách hàng doanh nghiệp lớn (tính theo %).
Tốc độ phát triển Doanh
số tín dụng KHDNL =
Doanh số tín dụng KHDNL năm nay
x 100% Doanh số tín dụng KHDNL năm trước
Chỉ tiêu này dùng để so sánh kết quả hoạt động tín dụng qua các năm nhằm đánh khả năng phát triển của hoạt động cho vay về bề rộng.
Chỉ tiêu lớn hơn 100% chứng tỏ NHTM có sự tăng trưởng về kết quả hoạt động tín dụng; Chỉ tiêu nhỏ hơn 100% chứng tỏ NHTM có tăng trưởng âm về kết quả hoạt động tín dụng; Chỉ tiêu bằng 100% chứng tỏ NHTM không có sự tăng trưởng về kết quả hoạt động tín dụng đối với KHDNL.
- Tốc độ phát triển Dư nợ tín dụng KHDNL
Là tỷ số giữa Dư nợ tín dụng năm nay so với Dư nợ tín dụng năm trước của khách hàng doanh nghiệp lớn (tính theo %).
Tốc độ phát triển Dư
nợ tín dụng KHDNL =
Dư nợ tín dụng KHDNL năm nay
x 100% Dư nợ tín dụng KHDNL năm trước
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng. Chỉ tiêu lớn hơn 100% cho thấy mức độ hoạt động của NH càng mở rộng, phát triển ổn định. Chỉ tiêu nhỏ hơn 100% chứng tỏ NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng. Chỉ tiêu bằng 100% chứng tỏ quy mô cho vay của NHTM không có sự biến động.
- Sự gia tăng số lượng KHDNL
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hút khách hàng lớn của NHTM qua các thời kỳ, được tính bằng hiệu số giữa số lượng khách hàng lớn năm nay và số lượng khách hàng lớn năm trước. Mức tăng số lượng Khách hàng lớn = Số lượng KHDNL năm nay - Số lượng KHDNL năm trước
Chỉ tiêu lớn hơn 0 phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng có sự tăng lên; Chỉ tiêu nhỏ hơn 0 phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng có sự giảm đi; Chỉ tiêu bằng 0 phản ánh số lượng khách hàng không thay đổi giữa năm sau so với năm trước.
Là tỷ lệ % giữa Dư nợ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp lớn trong Tổng Dư nợ tín dụng của ngân hàng.
Tỷ trọng Dư nợ tín
dụng đối với KHDNL =
Dư nợ Tín dụng của KHDNL
x 100% Tổng Dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này càng cao, năm sau lớn hơn năm trước (lớn hơn 0) cho thấy sự gia tăng số lượng khách hàng của hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn.
- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng KHDNL
Đây là chỉ tiêu phản ánh mặt chất của quá trình phát triển tín dụng, phản ánh cơ cấu thu nhập tín dụng đối với KHDNL trong tổng cơ cấu thu nhập của ngân hàng.
Tỷ lệ lợi nhuận từ tín
dụng đối với KHDNL =
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng KHDNL
x 100% Tổng lợi nhuận của ngân hàng
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng thu nhập từ hoạt động tín dụng KHDNL trong 100 đồng thu nhập của ngân hàng. Chỉ tiêu này trực tiếp cho thấy hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với KHDNL và khả năng sinh lời từ hoạt động này. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với KHDNL càng cao (hoặc năm sau cao hơn năm trước) chứng tỏ chất lượng phát triển hoạt động tín dụng của KHDNL càng tốt.
- Tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng của khách hàng doanh nghiệp lớn
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở Nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp lớn trong Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp lớn.
Tỷ lệ nợ xấu của KHDNL = Nợ xấu của KHDNL x 100%
Tổng Dư nợ KHDNL
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng dư nợ bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn. Chỉ tiêu này càng thấp và có xu
hướng giảm chứng tỏ chất lượng phát triển hoạt động tín dụng của khách hàng doanh nghiệp lớn càng tốt.
Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay.
Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.
1.2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn
* Các nhân tố chủ quan:
- Quy mô của Ngân hàng thương mại: ảnh hưởng tới việc phát triển hoạt động tín dụng nói chung và việc phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn nói riêng. Ngân hàng thương mại có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, có danh tiếng và uy tín cao trong nền kinh tế sẽ thu hút khách hàng gửi và vay tiền, tạo điều kiện cho Ngân hàng thương mại phát triển hoạt động tín dụng.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng: mỗi ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng đối với từng loại khách hàng khác nhau. Các đối tượng khách hàng của ngân hàng có khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp. Với khách hàng là các doanh nghiệp lại được phân theo từng ngành nghề, lĩnh vực, khu vực hoạt động, theo quy mô thì có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Nguồn vốn của ngân hàng: là yếu tố tiền đề để phát triển hoạt động tín dụng, nguồn vốn của một ngân hàng càng lớn càng ổn định thì việc phát triển hoạt động tín dụng sẽ dễ dàng hơn so với 1 ngân hàng có nguồn vốn hạn hẹp ít ổn định, trong đó:
- Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay, lãi suất luôn được coi là biến số nhạy cảm đối với đời sống kinh tế - xã hội, nó là nhân tố tác động tích cực đối với việc phát triển hoạt động tín dụng đồng thời nó
cũng sẽ là yếu tố kìm hãm sự phát triển hoạt động tín dụng nếu như ngân hàng không có chính sách lãi suất hợp lý.
- Công tác marketing của ngân hàng: cũng có tác động tới việc phát triển hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Marketing sẽ thu thập thông tin, phân tích nhu cầu của thị trường để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, đó còn là chiếc cầu nối giữa người làm marketing với khách hàng và thị trường. Hơn thế nữa qua quá trình Marketing sẽ giúp cho ngân hàng có thể cung cấp các sản phẩm của mình một cách có hiệu quả nhất và qua đó xây dựng các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
- Trình độ, thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch: cũng tác động tới việc phát triển hoạt động hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Nhân viên giao dịch chính là những người đại diện cho ngân hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, do đó khả năng giao tiếp, thái độ niềm nở lịch sự, trình độ kiến thức tổng hợp về các nghiệp vụ ngân hàng là yếu tố quan trọng tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi đến với ngân hàng. Điều này làm tăng khả năng phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng đối với mọi tầng lớp khách hàng trong đó là các doanh nghiệp lớn.
* Các nhân tố khách quan:
- Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế
+ Môi trường kinh tế - xã hội có tác động tích cực hoặc tiêu cực vào doanh
nghiệp. Khi môi trường đầu tư thuận lợi, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh của mình và ngược lại, và khi doanh nghiệp mở rộng và nâng cao chất lượng đầu tư sẽ củng cố và hoàn thiện hơn môi trường đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng thương mại phát triển hoạt động tín dụng.
+ Hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
đó có các Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh thuận lợi, dễ dàng trong việc cấp tín dụng cũng như các hoạt động khác. Hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ tạo ra khả năng xử lý tài sản làm đảm bảo cho nợ vay và khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng thương mại nhanh hơn, rủi ro trong hoạt động ngân hàng thấp hơn và
Ngân hàng thương mại có khả năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Các nhân tố thuộc về các doanh nghiệp
+ Động cơ đầu tư của doanh nghiệp: là điều kiện để phát triển hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Động cơ đầu tư của doanh nghiệp bắt nguồn từ lợi nhuận. Mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận do đầu tư mang lại càng cao và có độ rủi ro càng thấp thì nhu cầu đầu tư càng lớn. Động cơ đầu tư của doanh nghiệp có được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Trong khi đó dự án, phương án đầu tư đòi hỏi khối lượng vốn lớn mà chỉ một mình doanh nghiệp sẽ khó thực hiện được. Điều này tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại tham gia đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Như vậy động cơ đầu tư của các doanh nghiệp quyết định việc phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp càng lớn, các ngân hàng càng có điều kiện để phát triển hoạt động tín dụng.
+ Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp sử dụng. Điều kiện tín dụng thường quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay một tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án, dự án vay vốn. Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, việc đáp ứng các yêu cầu thanh toán còn lệ thuộc khá lớn vào kết cấu tài sản của doanh nghiệp như khả năng chuyển hoá thành tiền của tài sản. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng càng lớn, càng làm cho ngân hàng có điều kiện phát triển hoạt động và nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Tài sản bảo đảm tiền vay: Mặc dù tài sản bảo đảm tiền vay không là yếu tố
quyết định đến việc có cho vay hay không mà điều quyết định ở đây là phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song đối với các doanh nghiệp lớn thì biện pháp bảo đảm bằng tài sản vẫn là nhân tố quan trọng để quyết định có cho vay hay không. Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm đối với sự tác động từ bên
ngoài. Một sự thay đổi dù nhỏ của môi trường xung quanh hay nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế cũng tác động không nhỏ tới toàn bộ hoạt động kinh doanh, khả năng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng.
CHƢƠNG 2:
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận
Để đạt được các nội dung của đề tài, tác giả dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét đánh giá các hiện tượng nghiên cứu một cách khách quan và phân tích sự vật trong mối quan hệ nhân quả, lô gíc và khoa học, gắn với điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Trong quá trình thu thập và xử lý thông tin thì quá trình thu thập thông tin đóng vai trò rất quan trọng nhưng cũng rất khó khăn. Do tính bảo mật nghiêm ngặt của ngân hàng cũng như việc quản lý rủi ro chặt chẽ nên nhiều thông tin không được phép công khai rộng rãi khi chưa được kiểm tra rà soát. Thông tin được sử dụng trong luận văn chủ yếu là thông tin thứ cấp.
Các tài liệu , số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập thông từ
nguồn dữ liệu bên trong của Techcombank giai đoạn 2012-2014 qua các báo cáo thường niên, báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…
Nguồn dữ liệu từ bên ngoài, cụ thể là các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo cáo, giáo trình, sách, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu, các báo cáo hàng năm của Ngân hàng Nhà nước, các website liên quan…
2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin
- Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và logic.
- Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các chỉ tiêu, chỉ số nhằm đánh giá hoạt động của ngân hàng.
2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin