Có biện pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 87)

Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để tối thiểu hóa những rủi ro đó đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Trong quản trị rủi ro ngân hàng thương mại có những biện pháp quản trị như: Phân tán rủi ro trong cho vay; thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ; bảo hiểm tiền vay; phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro, chấp hành tốt trích lập dự phòng để xử lý rủi ro. Phân tán rủi ro chính là việc thực hiện nguyên tắc kinh điển trong kinh doanh “Không bỏ trứng vào một giỏ”.

Một số biện pháp nhằm phân tán rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng đối với KHDNL là:

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng: Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuếch trương thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này các ngân hàng cần vạch ra được một số chiến lược kinh doanh thích hợp.

- Cho vay đồng tài trợ: Những doanh nghiệp lớn có những nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đám bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên.

- Bảo hiểm tín dụng: Trong đời sống xã hội, “bảo hiểm” là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ một trong những biện pháo hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như : Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay.

4.2.7. Tham gia liên kết đồng bộ và có hệ thống với các Ngân hàng thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại trong nước đối với khách hàng doanh nghiệp lớn

Một điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là chất lượng hoạt động. Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là dịch vụ thì ngân hàng trong nước vẫn chủ yếu là hoạt động tín dụng vẫn còn phổ biến ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam. Sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ.

Việc thực hiện việc liên kết đồng bộ và có hệ thống giữa các NHTM với nhau đem đến nhiều lợi ích cho các ngân hàng, cụ thể:

• Các ngân hàng có được những thông tin đầy đủ về khách hàng, có được đánh giá, chấm điểm khách hàng đúng đắn và chuẩn xác hơn.

• Ngăn ngừa các âm mưu bất chính của khách hàng như việc vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác…

• Có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hệ thống các NHTM • Tạo tiềm lực cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước trước sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vốn có ưu thế về cả vốn lẫn trình độ.

• Tạo ra một sự thống nhất trong hệ thống ngân hàng giảm bớt những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ.

Để hệ thống các ngân hàng có thể liên kết đồng bộ thì yếu tố cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại đóng vai trò then chốt. Hoạt động của hệ thống ngân hàng cần được thực hiện dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thông và thông tin hiện đại ở hầu hết các mặt nghiệp vụ ngân hàng. Hệ thống hạch toán kế toán, thông tin thống kê phải đồng bộ và được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ liên kết giữa các NHTM cũng cần được chuẩn hóa nhằm tạo điều kiện cho từng NHTM phát triển các dịch vụ gia tăng cạnh tranh, đáp ứng kịp thời các dịch vụ ngân hàng tiện ích cho xã hội, tăng vòng quay dòng vốn, hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị của các NHTM.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)